Một vài logo thoạt nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng sau khi xem xét kỹ hơn mới thấy được sự tài tình của người thế kế trong việc sử dụng khoảng không xung quanh logo.
Tất nhiên không phải lúc nào điều này cũng hiển hiện dễ dàng ngay trước mắt. Nhưng biết cách sử dụng khéo léo không gian âm trong thiết kế giúp tạo ra thông điệp truyền thông tinh tế và có chiều sâu hơn.
Trong nhiều trường hợp, designer thường bỏ qua khoảng không gian âm và tập trung vào các vật thể chính của logo – có thể là chữ hoặc hình ảnh trung tâm. Tuy nhiên, sử dụng tốt khoảng trống giúp thiết kế kết nối được với công chúng hiệu quả hơn về mọi mặt.
Có một số ưu điểm nổi trội khi tối ưu hóa khoảng trắng trong thiết kế logo, bao gồm: Việc có thêm nhiều không gian sáng tạo để truyền tải tốt hơn nhận diện thương hiệu. Đồng thời xây dựng bố cục thông minh giúp thiết kế vừa đơn giản vừa hiệu quả. Trước tiên, cần phải nắm rõ một số thành tố căn bản trong thiết kế.
Mục lục bài viết
ToggleNegative Space (Không gian âm) là gì?
Không gian âm là khoảng trống còn sót lại bao quanh một vật thể hoàn chỉnh và có tác dụng làm nổi bật vật thể chính. Nói một cách ngắn gọn, đó là phần “không được sử dụng” trong hình ảnh hoặc thiết kế. Tuy nhiên, không gian âm hiếm khi bị bỏ sót mà ngược lại, đóng vai trò cốt yếu trong thiết kế ấn phẩm.
Trong vai trò thuần túy của nó, không gian âm cực kỳ cần thiết khi xây dựng bố cục – cách sắp đặt các vật thể trong một thiết kế. Nếu có quá nhiều thành phần và không đủ khoảng trống, thiết kế sẽ trở nên rối mắt. Ngược lại, nếu quá nhiều khoảng trống xuất hiện, thiết kế sẽ kém thu hút.
Ngoài ra, không gian âm cũng được ưu ái sử dụng khi thiết kế logo. Bằng việc tận dụng vật thể có sẵn, kết hợp với chữ hay dấu logo, nhà thiết kế có thể thỏa sức tạo ra những “ảo giác quang học” hoặc những tầng nghĩa ẩn cho sản phẩm của mình.
Tại sao nên sử dụng không gian âm trong thiết kế logo?
Đề cao tính sáng tạo:
Những thiết kế sử dụng không gian âm là sự kết hợp hài hòa giữa sự cân bằng và tính sáng tạo. Khi khách hàng nhận ra ẩn ý đằng sau logo là lúc nỗ lực được đền đáp xứng đáng. Một thiết kế thu hút là minh chứng rõ ràng nhất cho năng lực sáng tạo và đổi mới của doanh nghiệp.
Đề cao sự tinh gọn:
Thay vì việc cố nhồi nhét thật nhiều thành tố vào một logo, không gian âm làm nổi bật những gì sẵn có mà không khiến thiết kế bị “ngợp”. Do vậy, thiết kế giữ được sự đơn giản nhưng không kém phần độc đáo.
Thiết kế trở nên đáng nhớ:
Một logo với thiết kế thông minh luôn đáng nhớ hơn một sản phẩm mờ nhạt. Biết sử dụng đúng không gian âm giúp logo trở nên gợi mở và khiến khách hàng suy ngẫm về thương hiệu nhiều hơn.
Tạo ra sự kết nối với khách hàng:
Tạo ra “ảo ảnh thị giác” là một trong những kỹ thuật quen thuộc khi dùng không gian âm. Các thông điệp hay hình ảnh được ẩn trong logo là cách kích thích sự tò mò và tương tác của công chúng đối với thương hiệu.
Khiến logo thật sự nổi bật:
Quan trọng hơn hết, không gian âm khiến logo trở nên độc đáo và vượt lên khỏi những quy chuẩn thiết kế logo thông thường. Việc kết hợp các yếu tố sáng tạo và tài nguyên sẵn có giúp hương hiệu có sức bật trong một thị trường cạnh tranh.
Phân loại không gian âm:
Có một số loại không gian âm khác nhau. Mỗi loại có đặc tính và công dụng riêng của nó. Lựa chọn sử dụng loại hình nào trong thiết kế logo phụ thuộc vào nhu cầu, cũng như phong cách logo mà doanh nghiệp yêu thích.
Logo 2 nghĩa hiểu:
Những logo trên đây là tổng thề hài hòa giữa không gian âm và khoảng không còn lại. Bằng việc tận dụng khoảng âm trong chính vật thể, các logo này tạo ra 2 hướng diễn giải khác nhau cho thiết kế. Đây được coi là một ví dụ về “ảo ảnh thị giác” mẫu mực.
Trong logo của Guild of Food Writers, không gian âm đã tạo nên hình dáng của một chiếc bút máy (đại diện cho “writer”) bao quanh một chiếc thìa (đại diện cho “food”). Cũng có những kiểu logo với phương pháp tương tự dùng để giới thiệu tên doanh nghiệp cùng với loại sản phẩm/dịch vụ họ cung cấp. Ví dụ logo của Snooty Peacock bao gồm hình một con công nhưng cách điệu thành cả gương mặt người phụ nữ – do đây là thương hiệu trang sức. Hay logo Spartan Golf Club có hình ảnh người đàn ông đánh golf, nhưng nếu chú ý hơn sẽ thấy biểu tượng Spartan lồng vào đó.
Hình ảnh ẩn
Một số logo khác thì tận dụng không gian âm sẵn có trong thiết kế để xây dựng một hình ảnh/biểu tượng ngầm mang ý nghĩa và kết nối với thương hiệu. Như hãng Toblerone ẩn hình ảnh chú gấu trong logo ngọn núi nổi tiếng để tri ân vùng Bern – nơi đặt trụ sở chính của hãng. Nếu nhìn vào khoảng giữa hình 2 ly rượu trong logo của Martini House, một ngôi nhà sẽ hiện ra. Hoặc hãng Yoga Australia đã thật sự tạo ra hình bản đồ lục địa Châu Úc thông qua động tác yoga của người phụ nữ.
Typography
Trong nhiều trường hợp, không gian ấm cũng có thể được dùng như ranh giới ngăn cách giữa các ký tự và chữ cái. Công ty Mister Cooper Ice Cream đã “giấu” cụm “ice cream” trong logo phong cách typography giả dạng hình đôi môi. Hay logo của ElettroDemstici biến tấu với 2 ký tự “E” và “D”. Hoặc Eaton làm nổi bật chữ cái “A” và “O” trong tên thương hiệu bằng kỹ thuật tương tự.
Đây là một chiến thuật phù hợp khi doanh nghiệp muốn tập trung vào một ký tự nhất định đại diện cho thương hiệu mà không nhất thiết phải biến nó thành tiêu điểm trung tâm duy nhất của logo.
Nguyên tắc khép kín
Không gian âm có vai trò như ranh giới ngăn cách các hình ảnh, kết hợp với khoảng không đã được sử dụng từ trước tạo thành một thiết kế hoàn chỉnh. Nếu vẫn chưa hiểu tường tận, hãy nhìn vào một số ví dụ sau đây: Logo của WWF – nổi tiếng với biểu tượng chú gấu trúc. Nếu để ý kỹ hơn, bạn sẽ nhận ra mình đã tự lấp đầy khoảng trắng trong thiết kế và giải mã hình ảnh như một tổng thể hoàn chỉnh – con gấu.
Ý tưởng tương tự cũng áp dụng trong thiết kế logo F1. Số “1” được hình thành trong khoảng trống giữa chữ cái “F” và một hình khối tượng trưng cho tốc độ. Hay logo của Sở thú Pittsburgh có khả năng tái hiện một cây cổ thụ phức tạp, đồng thời lồng vào đó hình ảnh 2 loài vật đang đối đầu nhau.
Một số ví dụ về logo có sử dụng không gian âm
Dưới đây là một số logo đã tài tình tối ưu hóa khoảng trống trong thiết kế. Hãy cùng quan sát thật kỹ nhé!
Các tips khi thiết kế logo sử dụng không gian âm:
Học cách trân trọng không gian trống:
Khi bị cuốn vào việc làm nổi bật vật thể chính, designer thường quên mất rằng vẫn còn phần không gian âm cần được sử dụng. Xem nhẹ nguồn tài nguyên này đồng nghĩa với việc loại trừ một thành tố cực kỳ quan trọng trong thiết kế. Học cách tận dụng không gian âm sao cho đúng giúp ấn phẩm giảm bớt số item nhưng tăng tính linh hoạt.
Bớt vật thể – Thêm không gian:
Trong thiết kế, việc loay hoay phải cân đối các khoảng không trong một bề mặt với diện tích có hạn luôn là vấn đề. Sau bản nháp đầu tiên, có thể thiết kế đang thiếu quá nhiều không gian âm. Nhưng ta không nhất thiết phải quay lại phác thảo từ đầu mà nên cân nhắc bỏ bớt những thành tố đang khiến thiết kế lộn xộn.
Lên kế hoạch sử dụng không gian âm càng sớm càng tốt:
Thay vì khi “mọi sự đã rồi” mới chật vật tìm cách thêm khoảng trống cho thiết kế, hãy cân nhắc chúng ngay từ đầu. Khi đó, ta có sự chủ động cũng như tính toán khôn ngoan cho thiết kế. Không gian âm cần được thử nghiệm qua nhiều lần để mang lại một ấn phẩm hiệu quả nhất.
Tư duy đột phá:
Sử dụng không gian âm trong thiết kế logo đề cao sự sáng tạo nhưng đôi khi cũng nhàm chán nếu áp dụng lối tư duy lỗi thời. Nếu đang ấp ủ một thiết kế độc, “dị” hơn, đừng ngại tư duy đột phá và táo bạo. Chỉ khi ta nỗ lực xây dựng sự sáng tạo thuần túy, thương hiệu mới nổi bật trong đám đông.
Chọn cách triển khai phù hợp:
Mỗi logo có những yêu cầu đòi hỏi khác nhau. Cố gắng áp 10 kiểu như 1 vào mọi thiết kế không đem lại điều gì ngoài sự tổn hại cho chính thương hiệu. Thay vào đó, hãy cân nhắc loại hình không gian âm và cách triển khai phù hợp cho từng logo.
Lời nhắn dành cho bạn:
Sử dụng không gian âm là một chiến lược khá đơn giản và thú vị để tạo dấu ấn cá nhân trong thiết kế logo. Không gian âm có thể nâng cao và giúp thể hiện tính cách thương hiệu (brand personality) cũng như đem đến giá trị cho tập khách hàng tiềm năng. Tập trung vào phát triển chiến thuật này ngay từ sớm giúp logo nổi bật hơn, kích thích sự tò mò của công chúng về thương hiệu. Quan trọng nhất là logo sẽ có thêm sức bật khỏi một thị trường đang dần bão hòa.
Nếu bạn đang tìm một đơn vị uy tín và kinh nghiệm để có thể thiết kế logo, hệ thống bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp mình một cách chuyên nghiệp và ấn tượng, thì hãy liên lạc ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0988 622 991, hoặc để lại thông tin và yêu cầu của bạn, bộ phận tư vấn của Malu Design sẽ liên hệ lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc cho bạn nhé!
————————
Malu Design – Branding Identity Agency
Hotline: 0988 622 991