Digital Marketing là gì? Làm Digital Marketing là làm gì? Có thể bạn đọc bài viết này với tư cách một người làm nghề marketing lâu năm, hoặc chủ một business nào đó đã và đang nhận ra được tầm quan trọng của việc kinh doanh online. Ngày nay, nếu không xuất hiện và được tìm thấy trên online, sẽ vô cùng khó để bạn có thể cạnh tranh và phát triển. Đấy chính là cơ hội của digital marketing.
Vậy Digital Marketing là gì? Digital Marketing bao gồm những gì?
Digital Marketing là một thuật ngữ để mô tả các chiến lược marketing online trên Internet, giúp kết nối doanh nghiệp với khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Việc áp dụng Digital Marketing vào trong chiến lược kinh doanh đã trở thành yếu tố sống còn của các doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0.
Từ website, mạng xã hội, email marketing,.. tất cả các kênh này đều nên được đầu tư xây dựng và phát triển (nếu phù hợp với thương hiệu của bạn).
Một người bình thường trung bình trên Internet nhìn hàng trăm các mẫu quảng cáo khác nhau. Vì vậy bài viết này sẽ hướng tới việc xây dựng các chiến thuật digital marketing thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu, thay vì làm phiền họ.
Chuyên mục này khá dài, sẽ có nhiều phần khác nhau, hãy liên tục theo dõi nhé:
• Tạo dựng và tối ưu Website
• Xây dựng chiến lược digital content
• Quảng cáo thương hiệu trên mạng xã hội
• Tối ưu hóa chuyển đổi từ traffic website
• Tối ưu các kênh quảng cáo trả phí
• Chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng trả tiền
• Đo lường và cải thiện chiến lược marketing.
Quy trình làm Digital Marketing
Bước 1: BẮT ĐẦU TỪ WEBSITE
Website chính là nền móng cho mọi chiến lược digital marketing của bạn. Nó như một “bất động sản” mà doanh nghiệp bạn sở hữu trên internet, nơi mà bạn có thể nói về sản phẩm của mình, đưa lên những nội dung giúp trang bị kiến thức cho người đọc hay giải quyết các nhu cầu cụ thể của khách hàng.
Thế nhưng xây dựng một website “long lanh và hay ho” là chưa đủ. Bạn cần phải đảm bảo rằng nó đã được tối ưu để có được lượng traffic, chuyển đổi và khách hàng ổn định.
Ngày càng nhiều người sử dụng các công cụ như Google để tìm kiếm thông tin. Hầu hết ai khi có câu hỏi hay vấn đề gì đều có thói quen tra cứu trên mang. Vậy nên điều kiện tiên quyết cho doanh nghiệp bạn là phải có website hiển thị được trên các kết quả tìm kiếm để khi khách hàng search, họ có thể truy cập và tìm thứ họ muốn.
Tham khảo ngay bài viết cực kì quan trọng để sở hữu một website chuyên nghiệp: Bí quyết thiết kế Website
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hay SEO, là chìa khóa để bạn làm tốt công việc này. Có 2 cách tiếp cận về SEO khá phổ biến là: SEO onpage và SEO offpage.
Nói theo một cách cơ bản, trường phái SEO Onpage là việc áp dụng các từ khóa lên website bao gồm, tiêu đề trang, tiêu đề phải viết, thẻ mô tả, và các yếu tố khác chuyên sâu hơn như cấu trúc site, tốc độ tải trang, và cách Google chấm điểm website của bạn.
SEO offpage là trường phái sử dụng các websites khác đổ link về bạn. Mục đích là để kiếm các backlinks từ nguồn tin tưởng và liên quan về website.
SEO thời “hiện đại”
Ở trong quá khứ, mục đích của SEO đa phần để gây ấn tượng (hoặc lừa gạt) công cụ tìm kiếm để nó cho bạn các thứ hạng cao hơn bằng việc sử dụng thật nhiều các tools cung cấp backlinks hay đưa thật nhiều các từ khóa càng tốt lên trang.
Ngày nay, công cụ tìm kiếm đã thông minh hơn rồi. Nó có thể dễ dàng phân biệt được đâu là một websites spam từ khóa, đâu là một website cung cấp những nội dung chất lượng và độc đáo. SEO thời hiện đại tối ưu cho người tìm kiếm thông tin, không phải chỉ cho công cụ.
Bắt đầu với SEO: 5 yếu tố cần phải tối ưu
1. Page Titles – Tiêu Đề Trang
Page title là đoạn text mà bạn sẽ thấy ở phần trên cùng của cửa sổ trình duyệt khi truy cập vào bất cứ một website nào. Nó cũng là tiêu đề của trang khi xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm.
Tiêu đề trang có thể được tìm thấy và chỉnh sửa ở trong các thẻ HTML. Dưới đây là một số các hướng diễn để tạo các tiêu đề trang hiệu quả:
• Viết tiêu đề trang mô tả cho nội dung của trang
• Đưa vào các từ khóa liên quan
• Đưa các từ khóa lên gần với tiêu đề nhất có thể
• Dưới 70 ký tự. (Tiêu đề trang quá dài sẽ bị cắt ngắn bớt bởi các trình duyệt web và kết quả tìm kiếm. Nếu như bạn viết tiêu đề quá dài, nó cũng đồng thời làm giảm sự độ quan trọng của từ khóa bạn muốn hướng tới.)
• Đưa tên của thương hiệu bạn vào phía cuối của tiêu đề trang nếu như còn khoảng trống thừa.
• Sử dụng các tiêu đề riêng biệt cho từng trang trên website.
2. Meta Descriptions – Thẻ mô tả
Thẻ meta description là một đoạn mô tả ngắn về nội dung của trang bạn muốn viết, cũng đồng thời xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm.
Trước đây thì đoạn mô tả này không là yếu tố xếp hạng cho SEO, nhưng hiện tại nó cũng nằm trong top những thứ bạn cần lưu tâm để vừa cải thiện vị trí website và tăng tỉ lệ click. Khi viết đoạn mô tả này, hãy cố gắng đưa từ khóa mà bạn muốn nhắm tới vào để Google có thể hiểu được sơ qua về nội dung của trang.
3. Headings
Cả người dùng lẫn công cụ tìm kiếm sẽ có nhiều sự chú ý hơn cho các headings so với các đoạn text thông thường. Do đó bạn cũng nên đưa các từ khóa lên các thẻ headings của mình khi có thể.
Hãy nhớ rằng bao giờ thẻ chứa từ khóa cũng có sức nặng hơn các thẻ hay tags. Nếu nhồi nhét qua nhiều các headings sẽ làm giảm độ quan trọng của từ khóa trong các headings khác, vậy nên đối với thẻ bạn nên chỉ sử dụng một lần duy nhất, các thẻ để bổ trợ cho thẻ và thẻ, cũng tương tự.
4. Hình ảnh
Các hình ảnh trên website chắc chắn sẽ nâng cao trải nghiệm của người dùng. Khi chèn ảnh vào bài viết, hãy nhớ rằng:
• Không nên sử dụng quá nhiều ảnh bởi sẽ làm giảm tốc độ tải trang. Điều này không những làm giảm trải nghiệm người dùng, mà còn khiến các công cụ tìm kiếm thấy “ghét” khi phải hiểu nội dung của bạn quá lâu.
• Sử dụng các thẻ Alt cho hình ảnh. Điều này sẽ giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung bạn muốn truyền tải thông qua bức ảnh, thuật toán của chúng cũng giúp bạn xuất hiện ở phần tìm kiếm hình ảnh nữa. Khi viết thẻ alt, ngăn cách các từ khóa bằng dấu gạch ngang (-)
5. Cấu trúc URL
URL của trang chính là địa chỉ website.
Khi xây dựng cấu trúc các URL, bạn cần nhớ:
• Ngăn các từ khóa bằng các dấu gạch nối
• Mô tả nội dung của trang.
• Sử dụng redirect 301 nếu cần thiết.
Bài hướng dẫn sử dụng redirect 301 của Google.
Bước 2: XÂY DỰNG NỘI DUNG DIGITAL ĐỂ KIẾM TRAFFIC
Content Is King
Sau khi bạn đã tối ưu xong website, giờ là lúc để “múa phím”, viết những content thật giá trị đây.
Content được ví như nhiên liệu để chiến lược digital marketing của bạn có thể chạy. Bằng việc tạo ra những content chất lượng, nhắm đúng vào đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn sẽ thu hút được tệp khách hàng chính xác hơn, dễ dàng chuyển đổi hơn.
>>> Content Marketing là gì? Xây dựng chiến lược content hiệu quả
Xây dựng các Blog, site vệ tinh
Các công cụ tìm kiếm luôn đánh giá cao các website thường xuyên đưa lên các nội dung mới, và xây dựng các Blog hay site vệ tinh là một phương pháp tuyệt vời.
Khi xây dựng chúng, hãy đứng trên lập trường của những người làm nghề báo chí, thay vì phương diện của chủ doanh nghiệp hay giám đốc marketing. Mục tiêu của blog là để xuất bản những nội dung giá trị, phi lợi nhuận, không quảng cáo, mang tính trung tính nhất có thể. Hãy sử dụng các từ ngữ, giọng văn, phong cách của khách hàng mục tiêu của bạn để viết lên nội dung trên blog.
Vậy nên viết về gì?
Những topics này không chỉ dừng lại ở việc nói về sản phẩm hay dịch vụ của bạn là gì. Nó còn là những vấn đề mà khách hàng tiềm năng của bạn đối mặt phải, và cách sản phẩm phẩm của bạn giải quyết được những vấn đề đó.
Hãy bắt tay vào việc đi tìm kiếm những khó khăn, vấn đề của khách hàng gặp phải liên quan tới sản phẩm và dịch vụ của bạn. Hãy thực hiện điều này 1 tuần 1 lần trong 10 tuần liên tiếp, và bạn sẽ có một cái khung hoàn hảo cho blog của mình.
Những yếu tố chính tạo nên sự thành công của Blog:
• Một tiêu đề có tính thuyết phục cao – Tiêu đề chính là thứ đầu tiên người khác nhìn vào, vậy nên nó cần bao trùm được nội dung của bài viết.
• Trau chuốt nội dung và bố cục dễ đọc. Hãy nhờ đồng nghiệp hoặc bạn bè xem qua bài trước khi xuất bản.
• Sử dụng các định dạng khác nhau: Infographics, videos, slides,..
• Xây dựng các Links nội bộ để giữ chân người dùng trên trang
• Nút kêu gọi hành động Call-to-Action (CTA)
SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐỂ TĂNG TƯƠNG TÁC
Sự quan trọng của mạng xã hội
Mạng xã hội nói chung cung cấp nền tảng cho các doanh nghiệp, nhân viên, khách hàng tương tác với nhau một cách trực tiếp. Hơn thế nữa, nó là một cách thức chính để phân phối nội dung và hình ảnh thương hiệu trên online.
Có rất nhiều các trang social khác nhau, nhưng ở Việt Nam hiện tại, chúng ta sẽ tập trung đi vào phân tích Facebook
Với hơn 1 tỉ người dùng hàng tháng, Facebook là trang mạng xã hội lớn nhất thế giới. Trên quan điểm của người làm marketing, Facebook cung cấp công cụ mạnh mẽ để xây dựng cộng đồng cho marketing truyền miệng.
Để phát triển Fanpage trên Facebook, dưới đây là một số điều bạn cần phải làm:
• Điền đầy đủ và chi tiết các thông tin về công ty. Đảm bảo rằng bạn đã có phần mô tả tổng quan về doanh nghiệp, sản phẩm cũng như đường link tới website.
• Mời bạn bè, người quen like fanpage.
• Tích hợp Facebook lên các kênh online khác (sử dụng các plugins hỗ trợ)
• Chia sẻ các nội dung có giá trị.
• Sử dụng quảng cáo Facebook để tăng lượt tiếp cận.
Nghệ Thuật Lắng Nghe Trên Mạng Xã Hội
Phần quan trọng của việc tận dụng ưu thế mạng xã hội cho doanh nghiệp là phải nắm bắt được các cuộc đối thoại đang diễn ra online, và hiểu rõ mình cần phải phản ứng thế nào.
Dưới đây là một số tools để bạn kiểm soát điều đó:
• Google Alerts – theo dõi những lần bạn hoặc các từ khóa bạn mong muốn được nhắc tới trên website.
• Social media management tools – Những công cụ này cho phép bạn lưu về những từ khóa tìm kiếm để bạn không bỏ lỡ khi có bất cứ ai nhắc tới thương hiệu, ngành hay sản phẩm của bạn.
• Social Inbox
CHUYỂN ĐỔI TRAFFIC THÀNH CONTACTS THÔNG QUA LANDING PAGES
Khi đã tối ưu được website, viết blog, và bắt đầu đẩy content lên các trang mạng xã hội, và bạn bắt đầu thấy một số lượng traffic nhất định đổ về. Nhưng vấn đề là lượng visits đó chưa tạo thành khách hàng mới hoặc là ra contacts mới đã cũng chưa.
Hãy tập trung vào chuyển đổi!
Ở phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình chuyển đổi một cách chi tiết. Nhưng đầu tiên, hãy nhìn về phương pháp “Inbound Marketing” – Cách tốt nhất để biến một người lạ thành một khách hàng.
Giai Đoạn 1: Cung Cấp Các Content Giá Trị Hấp Dẫn.
Ebook, hội thảo, tools miễn phí, hay bất kể thứ gì đứng sau một cái form điền. Việc này là điều vô cùng quan trọng những chiến dịch kiếm “mẫu”-contacts về. Nó sẽ là ấn tượng đầu tiên để thu hút những người truy cập website lần đầu, và cho họ lý do để điền vào form giúp chúng ta thu thập thông tin.
Bạn Đang Viết Nội Dung Cho Ai
Để đảm bảo rằng bạn có hiểu biết nhất định về tệp khách hàng mà bạn muốn nhắm tới để cung cấp các nội dung giá trị, hãy dành thời gian để vẽ chân dung khách hàng của mình. Dựa vào những dữ liệu về khách hàng cũ đã có cũng như những phán đoán của bạn và nhiều người khác để xây dựng hồ sợ khách hàng này.
Các Nội Dung Về Sản Phẩm
Các nội dung về sản phẩm có thể bao gồm tư vấn hướng dẫn, dùng thử, hay bản demo của sản phẩm,.. Sử dụng tất cả những gì bạn nghĩ là gì phù hợp với sản phẩm của bạn và khách hàng. Đồng thời, bạn cũng như rằng mục tiêu của bạn là kiếm contacts về cho đội sale, do vậy nội dung cũng nên được thiết kế để đội sale có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện với khách hàng.
Giai Đoạn 2: Tạo Nút CTAs
Nếu như bạn có một nút kêu gọi hành động hiệu quả, bạn sẽ có khả năng chuyển đổi nhiều hơn những traffic về trang thành các dữ liệu data về khách hàng. Ở trên các landing page, khách truy cập sẽ hoàn thành form bằng việc điền các thông tin chi tiết để đổi lại những gì bạn hứa hẹn cung cấp cho họ. Các thông tin này sẽ được chuyển cho đội sale để tiếp tục chăm và chuyển thành khách hàng trả tiền.
Hãy tạo những nút CTAs đi kèm với những lợi ích tốt để tối ưu tỉ lệ traffic đổ vào website sẽ điền form.
Giai Đoạn 3: Tạo Các Landing Pages
Landing page là nơi khi người truy cập website ấn vào nút CTA đổ về, và là nơi họ sẽ tìm thấy các form để dowload hoặc nhận ưu đãi từ bạn.
Landing Page Là Gì? Tạo & Thiết Kế Landing Page Đẹp (Công Thức) (trong bài viết này sẽ giới thiệu tới các bạn các công cụ tạo landing page online tốt nhất)
Giai Đoạn 4: Testing, Đo Lường, Lặp Lại
Nội dung kêu gọi, CTA, và landing page là các yếu tố chính trong quy trình chuyển đổi, nhưng bạn chưa thể dừng lại ở đó. Để tăng các chỉ số trong quy trình này, bạn cần kiên nhẫn đo lường vừa thử nghiệm liên tục.
Một vài số liệu marketing mà bạn cần theo sát bao gồm tỷ lệ click vào nút CTA, tỷ lệ chuyển đội của landing page, và số contacts cũng như chuyển đổi các contacts đó từ đội sale. Để biết được yếu tố nào giúp ích nhiều nhất cho bạn, bạn cần phải thử nghiệm nhiều các nút CTAs, Landing pages, và nội dung. Nếu như chuyển đổi của landing page đang thấp, hãy thử thay đổi giao diện của nó và đo lường hiệu quả. Đừng ngại thay đổi một số thứ, bạn hoàn toàn có thể quay ngược trở lại nếu phiên bản cũ hiệu quả hơn.
Khi đã quen hơn với quy trình này, bắt đầu với A/B Testing, nó sẽ chỉ cho bạn cách tối ưu từng yếu tố trong phễu marketing của bạn thông của việc testing này.
BỔ SUNG TRAFFIC BẰNG QUẢNG CÁO TRẢ PHÍ
Khi bạn mới xây dựng thương hiệu online, sẽ rất khó để dựa hoàn toàn vào các kênh của bạn như blog, website hay Fanpage để kiếm đủ contact về cho công ty. Đó là lý do tại sao rất nhiều những người làm marketing lựa chọn bổ sung traffic bằng các kênh quảng cáo trả phí.
Vấn đề của các ads trả phí là khá đắt đỏ đối với các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập. Ở mục này, chúng ta sẽ tìm hiểu các cách để tạo ra ads click ấn tượng hơn cho website của bạn.
Khi Nào Thì Nên Sử Dụng Quảng Cáo Trả Phí
Cách tốt nhất để điều hướng nhiều traffic qua quảng cáo trả phí là khi bạn đã có những CTAs tốt, ví dụ như theo dõi blog, dowload ebook, hoặc đăng ký dùng thử. Bạn sẽ không muốn kéo traffic về trang chủ nơi mà không có những hành động cụ thể điều hướng khách hàng, việc này sẽ kéo theo rất rất nhiều tiền bạc và thời gian.
Search Engine Marketing (SEM)
• Search Engine Marketing (SEM)-Marketing trên công cụ tìm kiếm là một trong những quảng cáo trả phí được nhiều người sử dụng nhất. Để quảng cáo hiệu quả bạn cần:
• Thực hiện nghiên cứu từ khóa một cách nghiêm túc và tỉ mỉ để hiểu rõ từ khóa nào mình sẽ đưa ra để đấu thầu cũng như chi phí của từng click.
• Luôn luôn xác định đối tượng quảng cáo: hành vi, địa điểm, thiết bị,… để quảng cáo đến được đúng với đối tượng mong muốn. Ví dụ như bạn là một phần mềm vận chuyển đồ ăn đặt hàng qua điện thoại tại Việt Nam, bạn không cần phải nhắm mục tiêu tới những người sử dụng máy tính, hoặc những người không ở Việt Nam.
• Đấu thầu từ khóa liên quan tới thương hiệu bạn.
• Tối ưu quảng cáo bằng những landing pages liên quan. Nếu như quảng cáo của bạn trở đến một trang mà công cụ tìm kiếm không nghĩ rằng chúng liên quan đến quảng cáo, nó sẽ không cho bạn xuất hiện.
>>> Tìm hiểu chi tiết về SEM – Search Engine Marketing
Quảng Cáo Hiển Thị
Quảng cáo hiển thị, thường xuất hiện dưới dạng banner trên các trang web cho phép bạn đặt vị trí quảng cáo.
Một vài tips cần lưu ý:
• Tạo một danh sách đen những trang bạn không muốn quảng cáo của mình xuất hiện.
• Luôn luôn sử dụng hình ảnh.
• Test quảng cáo.
Quảng Cáo Trên Mạng Xã Hội
• Facebook
• Tạo đối tượng tùy chỉnh, mục tiêu phù hợp cho các quảng cáo. Nhắm tới vị trí, sở thích, tuổi tác, giới tính hợp lý có thể làm giảm khả năng tiếp cận, nhưng lại tăng sự tương tác bởi quảng cáo xuất hiện với những người có liên quan và có thể có nhu cầu.
• Liên tục đưa ra các mẫu quảng cáo sáng tạo, và tối ưu các tính năng trong quảng cáo như nút CTA và phần mô tả.
• Chọn các kênh hiển thị quảng cáo trên Facebook phù hợp.
Retargeting
Khi bạn đã có lượng traffic đủ lớn và đã có database nhất định, bạn có thể sử dụng các quảng cáo để điều hướng lượng người dùng này tiến xa hơn, trở thành khách hàng thực tế.
1. Retargeting những người truy cập Website
2. Retargeting những contacts đã có từ Database
TỰ ĐỘNG HÓA BIẾN MẪU THU VỀ THÀNH KHÁCH HÀNG
Sử dụng quy trình để phát triển mối quan hệ với khách hàng tiềm năng bằng gửi những thông điệp cố định cho họ, những thông điệp có liên quan và có giá trị. Có rất nhiều tool hỗ trợ bạn công việc này, cả trả phí và miễn phí. Hãy tự Google nhé.
Email Marketing
• Gửi những email liên quan và hấp dẫn tới những contacts mà bạn thu được.
• Mang tính cá nhân khi giao tiếp với khách hàng. Sử dụng tên cá nhân và chữ ký cá nhân trong mỗi email. Cá nhân hóa các thông điệp ví dụ như “bạn gần đây vừa tham khảo ebook của chúng tôi…” hoặc”cảm ơn vì đã theo dõi blog” rồi đi kèm với một phần quà nho nhỏ gì đó
• Hãy đảm bảo tất cả các thông điệp gửi đi đều có giá trị
• Đừng dựa hoàn toàn vào hình ảnh, bởi một số phần mềm email của doanh nghiệp không tự động tải hình ảnh về.
• Hãy kiên trì trong giao tiếp, chọn một lịch gửi email theo ngày, tuần tháng,..
Đo Lường Email
• Click-through rate (CTR) : Bao nhiêu người bạn gửi email click vào đường link bên trong?
• Tỉ lệ mở mail?
• Tỉ lệ báo spam?
ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN LƯỢC DIGITAL MARKETING
Giờ chắc hẳn bạn đã tới phần cuối của đáy phễu sales và marketing. Việc bạn cần làm là review lại toàn bộ các hoạt động marketing của mình, xác định cái nào thành công, loại bỏ những chiến dịch thất bại.
Xác Định Cơ Hội
Khi review lại toàn bộ về marketing, tìm hiểu xem bạn cần phải cải thiện điều gì. Bạn muốn có thêm nhiều người nữa truy cập vào blog? Bạn muốn có tỉ lệ chuyển đổi cao hơn? Hãy liên tục khám phá ra những cơ hội mới ở hiện tại.
Lưu Lại Các Số Liệu
Đơn giản có thể chỉ cần “tăng lượng truy cập website X% qua X ngày”.
Đánh Giá Tổng Quan
Xem xét nếu bạn đã đạt được những chỉ số theo kế hoạch hay không. Nếu đã đạt được, tiếp tục làm những gì bạn đang làm, nếu chưa, hãy thử thay đổi.
Các Bước Cải Tiến Cần Thực Hiện Ngay
Từ Khóa – Hãy thử những từ khóa mới hoặc những biến thể của từ khóa mà bạn đã sử dụng để xem liệu chúng có đem lại thêm nguồn traffic tự nhiên hay không.
SEO – Kiểm tra các yếu tố về SEO onpage đã tối ưu chưa (tiêu đề trang, thẻ alt, thẻ headings,..)
Chuyển đổi – Thử những form điền mới hoặc giao diện landing pages mới.
Content – Xác định xem loại nội dung nào đem lại nhiều traffic và chuyển đổi nhất.
Mạng xã hội – Đánh giá kênh mạng xã hội nào thu về nhiều người truy cập nhất.
Email Marketing – Có thể bạn đang gửi quá nhiều email hoặc không gửi thường xuyên chăng. Luôn luôn thử nghiệm và kiểm tra.