Một bộ nhận diện thương hiệu chất lượng không thể một sớm một chiều mà có được. Bạn không thể chỉ chọn một vài màu sắc, rồi ghép ngẫu nhiên vào với một logo là ra được.
Bạn cần thực hiện các thiết kế một cách có chiến lược, để xây dựng bộ nhận diện thể hiện được giá trị cốt lõi của thương hiệu và hỗ trợ cho sự phát triển của thương hiệu sau này.
Quá trình xây dựng này đòi hỏi tư duy sâu, một đội ngũ có kỹ năng giao tiếp và thiết kế tốt, đồng thời họ phải hiểu rõ “bạn là ai”, “bạn làm gì” và “bạn muốn đưa thương hiệu của mình với thế giới như thế nào”.
Công việc này không hề dễ dàng nhưng lại là một trong những phần quan trọng nhất đối với bất cứ thương hiệu nào. Vì vậy, nếu bạn định xây dựng Brand Identity, bạn hãy làm nó đúng cách. Nó nên bao gồm những phần nào? Làm sao để bắt đầu? Ai nên tham gia?
>>> Brand Identity là gì? Tại sao doanh nghiệp cần nhận diện thương hiệu?
Đừng lo lắng. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện quy trình này một cách hiệu quả với những chỉ dẫn đúng đắn, và đó là lý do mà chúng tôi ở đây. Chúng tôi đã chia nhỏ tất cả những gì bạn cần làm thành từng bước đơn giản, bao gồm cả các mẹo hay và bộ công cụ hữu ích để giúp bạn trong suốt quá trình thực hiện. Thực hiện theo hướng dẫn này và bạn sẽ có được một bộ nhận diện thương hiệu đẹp mắt, hữu dụng – thứ sẽ giúp bạn trở nên vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh, kết nối với những người phù hợp và kể câu chuyện thương hiệu của bạn thông qua từng nội dung mà bạn tạo ra.
Hãy bắt đầu nhé.
Brand Identity – Nhận diện thương hiệu là gì?
Là logo thương hiệu? Là bảng màu (pallete)? Là phong cách thiết kế? Brand Identity bao gồm tất cả những yếu tố này – và hơn thế nữa.
Chuyên gia xây dựng thương hiệu của Malu Design định nghĩa Brand Identity – Bộ nhận diện thương hiệu là “Biểu hiện bên ngoài của một thương hiệu, bao gồm nhãn hiệu, tên, truyền thông tiếp thị và hình ảnh trực quan”. Đối với chúng tôi, bộ nhận diện thương hiệu là tổng thể về cách công chúng nhìn vào thương hiệu, cách họ cảm nhận và giao tiếp với thương hiệu.
Tuy nhiên, khi nói về bộ nhận diện thương hiệu, người ta thường nghĩ đến bộ nhận diện trực quan (visual identity) đầu tiên. Chính vì thế, bài viết này tập trung vào chủ yếu vào nội dung này.
Tại sao doanh nghiệp cần có nhận diện thương hiệu?
Một bộ nhận diện thương hiệu tốt không có nghĩa là tạo ra bao bì đẹp; mà là việc truyền đạt câu chuyện thương hiệu của bạn một cách hiệu quả. Thiết kế là một công cụ mạnh mẽ có thể biến đổi cách mọi người tương tác với thương hiệu của bạn theo ba phương pháp như sau.
- Tạo ra sự khác biệt: Làm thế nào bạn có thể nổi bật trong một thị trường đông đúc? Bộ nhận diện thương hiệu của bạn sẽ vô cùng quan trọng trong việc giải quyết vấn đề này. Cho dù bạn muốn sản phẩm của mình nổi bật trên kệ, hay bạn muốn quảng cáo của mình nổi bật trên Facebook, thì bí quyết để thành công chính là trình bày chúng một cách nhất quán, gắn kết.
- Gắn kết: Bạn càng truyền tải về thương hiệu hiệu quả, thì mọi người càng dễ dàng tương tác với bạn và cuối cùng là, trở thành những người ủng hộ trung thành (hay khách hàng) của bạn.
- Kết nối: Mọi thứ bạn tạo ra đều phản ánh thương hiệu của bạn. Do đó, nếu bạn muốn tạo ra một trải nghiệm thương hiệu nhất quán, gắn kết, bạn cần một bộ nhận diện nhất quán, gắn kết. Xuyên suốt từ trang web, đến các tài khoản mạng xã hội và cả các brochure quảng cáo bán hàng, việc thể hiện một bộ nhận diện mạnh mẽ, nhất quán chính là chìa khóa để nâng cao trải nghiệm thương hiệu đối với khách hàng.
Một số thương hiệu nâng bộ nhận diện lên tầm nghệ thuật (hãy nghĩ đến Apple, LEGO hoặc Levi’s). Một số thương hiệu khác đưa thương hiệu vào thị trường như dạo chơi (hãy nghĩ đến Warby Parker hay Casper). Một số khác thì gặp khó khăn vì họ không biết mình là ai hoặc không biết cách truyền đạt thông tin đó một cách hiệu quả với công chúng. (Sự thật là có quá nhiều thương hiệu rơi vào tình trạng này.)
Và bất kể bạn ở trường hợp nào, chắc chắn một điều rằng: nếu thương hiệu của bạn muốn cạnh tranh và thành công, xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ là điều bắt buộc.
“Thương hiệu là khoản đầu tư quan trọng nhất với doanh nghiệp” – Steve Forbes
Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những gì?
Khi bạn tạo nên một bộ nhận diện thương hiệu, thì về cơ bản bạn đang tạo ra một chiếc hộp công cụ bao gồm các yếu tố trực quan (visual elements) để giúp bạn giao tiếp hiệu quả với công chúng. “Chiếc hộp” này có thể đơn giản hoặc cầu kỳ với đủ loại công cụ, tất cả phụ thuộc vào nhu cầu của thương hiệu.
Bất kể thương hiệu nào cũng cần một bộ nhận diện cơ bản, bao gồm ba yếu tố cốt lõi:
- Logo
- Color palette – Bảng màu
- Typography – Nghệ thuât đồ họa chữ
Nếu bạn cần sản xuất nhiều loại nội dung hơn, bạn cũng có thể thiết kế các yếu tố bổ sung để thể hiện thương hiệu của mình trên nhiều phương tiện, bao gồm:
- Photography – Ảnh chụp
- Illustration – Hình minh họa
- Iconography – Biểu tượng
- Data visualization – Trực quan hóa dữ liệu
Tin tốt là bạn không phải thiết kế tất cả mọi thứ cùng một lúc. Nếu bạn không có nhiều nguồn lực (hoặc không biết nhu cầu trong tương lai của mình là gì), hãy bắt đầu với logo, bảng màu và typography. Bạn có thể xây dựng các yếu tố bổ sung sau nếu cần.
Yếu tố tạo nên Bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp
Có một bộ nhận diện thương hiệu trên giấy tờ không có nghĩa là bộ nhận diện của bạn đã tốt hoặc hiệu quả. Ngay cả khi đã thiết kế yếu tố cần thiết, bạn vẫn có thể sẽ không đạt được những mục tiêu dài hạn của mình.
Bộ nhận diện thương hiệu tốt cần có hiệu quả với tất cả mọi người, bao gồm cả người trong công ty (ví dụ: nhân viên bán hàng, nhân viên marketing,…) và những người sẽ tương tác với nó (ví dụ: khách hàng).
Để thực sự thành công, bạn cần xây dựng bộ nhận diện thương hiệu…
- Khác biệt: Nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh và thu hút sự chú ý của mọi người.
- Đáng nhớ: Gây ra sự ấn tượng về mặt hình ảnh trực quan. (Hãy nghĩ đến Apple: Hình ảnh trái táo cắn dở đáng nhớ đến mức họ chỉ để logo chứ không cần tên trên các sản phẩm.)
- Khả năng mở rộng: Có thể phát triển cùng với thương hiệu.
- Linh hoạt: Có thể được ứng dụng cho nhiều mục đích (web, in ấn, v.v.).
- Nhất quán: Mỗi phần đều bổ sung cho phần kia.
- Dễ sử dụng: Trực quan và rõ ràng cho designer sử dụng.
Nếu bạn thiết kế một bộ nhận diện không thể gây ấn tượng với đối tượng mục tiêu hoặc không phản ánh thực sự thương hiệu của bạn, bạn sẽ lãng phí rất nhiều công sức để phát triển thương hiệu.
Cách để xây dựng nhận diện thương hiệu:
Để làm rõ cho bạn, chúng tôi đã chia nhỏ quy trình thành 10 bước để giúp bạn từ A đến Z. Các bước này được liệt kê theo thứ tự cụ thể, vì các yếu tố khác nhau của bộ nhận diện đều được xây dựng dựa vào những yếu tố còn lại. Cho dù bạn đang xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu mới từ đầu hay đang bắt đầu đổi mới thương hiệu, hãy làm theo trình tự này để thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ và dẫn bước tới thành công.
Trước khi bắt đầu
Hãy tải bộ Brand Identity Toolkit miễn phí của chúng tôi, bao gồm các công cụ, templates, danh sách kiểm tra để giúp bạn dễ dàng xây dựng bộ nhận diện thương hiệu.
Bước 1: Thấu hiểu nền tảng của bạn
Trước khi bạn đi vào các bước mà chúng tôi trình bày chi tiết ở đây, hãy hiểu rằng thiết kế không phải việc đầu tiên bạn cần làm; thực ra đó là điều cuối cùng. Một thương hiệu cũng giống như một ngôi nhà; nó nên được xây dựng trên một nền tảng vững chắc.
Đầu tiên, bạn cần biết mình – thương hiệu – là ai: Tính cách của bạn là gì? Điều gì làm bạn quan tâm? Công việc của bạn là gì? Cách bạn nói về những gì bạn làm? Đây là những yếu tố cốt lõi của thương hiệu mà bộ nhận diện trực quan của bạn sẽ truyền tải. Nếu không có những yếu tố nền tảng này, sẽ rất khó để thiết kế một bộ nhận diện kể được câu chuyện thương hiệu của bạn.
Hướng dẫn
Trước khi tiếp tục, hãy làm rõ:
- Core Value – Giá trị cốt lõi: Bao gồm các nguyên tắc cốt lõi của thương hiệu (cụ thể là mục đích, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị,…). Nếu bạn chưa có những tài liệu này, hãy xem hướng dẫn của chúng tôi để tìm Core Value của bạn.
- Brand Name – Tên thương hiệu: Nếu bạn chưa có, hãy tìm hiểu cách đặt tên thương hiệu. Lưu ý: Không thể thiết kế logo mà không có tên.
- Brand Essence – Bản chất thương hiệu: Đây là giọng nói (voice), tông giọng (tone) và tính cách (personality) của thương hiệu. Hãy xem hướng dẫn của chúng tôi để tìm ra giọng nói và tính cách của thương hiệu nếu bạn cần rõ hơn về những điều này.
- Messaging – Thông điệp: Làm rõ tagline, value proposition (tuyên bố giá trị), và messaging pillars (thông điệp trụ cột) để đảm bảo bộ nhận diện trực quan của bạn truyền đạt câu chuyện phù hợp.
Ngoài ra, bạn cần biết lý do tại sao bạn lại trải qua quá trình này. Nếu bạn đang bắt đầu từ đầu, rõ ràng là bạn phải đi từng bước. Nhưng nếu bạn đang đổi mới thương hiệu, hãy đảm bảo rằng mọi người trong nhóm hiểu những vấn đề đang tồn tại của bộ nhận diện hiện có và những gì bạn hy vọng đạt được với bộ nhận diện mới. (Nếu cần, đây là 10 lý do để cân nhắc liệu bạn có cần một bộ nhận diện thương hiệu mới .)
Bước 2: Đánh giá bộ nhận diện hiện tại
Xây dựng thương hiệu tốt nghĩa là làm truyền thông tốt. Để đảm bảo hình ảnh đầu ra phù hợp với giá trị thương hiệu, phản ánh tính cách thương hiệu và truyền tải câu chuyện thương hiệu, bạn cần có sự hiểu biết sâu về thương hiệu của mình.
Vì vậy, bạn nên bắt đầu với việc đánh giá thương hiệu để hiểu được:
- Trạng thái hiện tại của bộ nhận dạng thương hiệu
- Cách điều chỉnh bộ nhận diện thương hiệu đó để phù hợp với mục tiêu của bạn trong tương lai.
Bằng cách đánh giá kỹ lưỡng lại thương hiệu của mình, bạn có thể có được những thông tin cần có để xây dựng một bộ nhận diện truyền tải chính xác thương hiệu của mình.
Hướng dẫn
Hãy sử dụng Mẫu đánh giá thương hiệu trong Toolkit của chúng tôi và làm theo hướng dẫn để đánh giá bộ nhận diện thương hiệu hiện tại của bạn. Có nhiều vấn đề cần bàn luận để xác định hướng bạn muốn đi sau này, nhưng mẫu này là bước đầu tiên để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng.
Bước 3: Đánh giá đối thủ
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là tạo ra sự khác biệt: làm cho thương hiệu của bạn nổi bật, phù hợp và độc đáo. Do đó, việc xác định đối thủ cạnh tranh và so sánh hình ảnh của bạn với đối thủ là vô cùng cần thiết.
Thông qua việc đánh giá đối thủ cạnh tranh, bạn có thể so sánh thương hiệu của mình với từng đối thủ cũng như với tổng thể thị trường, và điều này có thể đưa ra những thông tin đáng ngạc nhiên và hữu ích.
Ví dụ: Chúng tôi đã từng thực hiện nghiên cứu đối thủ cho một thương hiệu và nhận thấy rằng tất cả các đối thủ cạnh tranh của họ đều sử dụng 4 màu giống hệt nhau. Điều này vốn không có gì lạ, vì nhiều ngành có xu hướng sử dụng các yếu tố hình ảnh giống nhau (Netflix và YouTube đều sử dụng màu đỏ), nhưng nó cho thấy một cơ hội tuyệt vời để tạo sự khác biệt.
Fun fact: Nền tảng video Twitch đã gây chú ý khi ra mắt với thương hiệu toàn màu tím vào năm 2011 – khi mà các đối thủ của họ thường sử dụng màu xanh đậm và đỏ. Màu sắc này ngay lập tức trở thành một dấu ấn đặc trưng cho thương hiệu của Twitch (hiện là một công ty trị giá hàng tỷ đô la).
Những câu truyện như trên đã giải thích lý do việc đánh giá đối thủ là vô cùng quan trọng.
Hướng dẫn
Sử dụng Mẫu đánh giá đối thủ trong bộ Toolkit để đánh giá 5 đối thủ cạnh tranh hàng đầu của bạn.
Khi bạn thực hiện việc này, hãy đặc biệt chú ý đến những điểm tương đồng nếu có trong các yếu tố hình ảnh, xu hướng, các chủ đề cụ thể theo ngành, tính cách thương hiệu,… giữa các đối thủ.
Bước 4: Đi vào thiết kế
Sau khi đánh giá kỹ lưỡng cả bộ nhận diện hiện tại của mình và của đối thủ cạnh tranh, đã đến lúc đưa đội nhóm thiết kế của bạn vào đúng hướng.
Thiết kế rất chủ quan. Cùng một màu sắc, có thể sẽ mang đến cảm giác đầy năng lượng và mạnh mẽ cho người này, nhưng cũng có thể được nhìn nhận khác hoàn toàn bởi người khác. Ngay cả ngôn từ sử dụng để mô tả thương hiệu của chính bạn cũng có thể được hiểu theo cách khác nhau bởi các thành viên trong nhóm của bạn.
Ở giai đoạn này, bạn vẫn chưa sẵn sàng để thiết kế; trước tiên bạn cần có các cuộc trao đổi với đội nhóm của mình để đạt được tầm nhìn chung cho việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu.
- Đặc điểm thương hiệu chính mà bạn muốn thể hiện qua bộ nhận diện trực quan là gì?
- Loại yếu tố trực quan nào thể hiện những đặc điểm này?
- Bạn muốn công chúng cảm thấy thế nào khi họ “nhìn thấy” thương hiệu của bạn?
Lưu ý: Hãy tổ chức cuộc họp với những người liên quan đến thương hiệu, xác định con đường phía trước và đảm bảo mọi người trong cuộc họp đều hiểu rõ.
Hướng dẫn
Hãy sử dụng Bài tập Phổ biến đặc điểm Thương hiệu trong bộ Toolkit để giúp đội nhóm của bạn xác định những đặc điểm chính mà bạn muốn truyền đạt qua bộ nhận diện thương hiệu.
Bước 5: Viết Tóm tắt thương hiệu
Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn đã có đủ thông tin cần thiết để đi vào thiết kế. Hãy bắt đầu bằng một bản Tóm tắt nêu chi tiết những thông tin cần có để đảm bảo các thành viên trong đội nhóm đồng nhất về ý tưởng và tạo ra một bộ nhận diện phù hợp với mục tiêu thương hiệu.
Hướng dẫn
Hãy sử dụng mẫu Tóm tắt thương hiệu của chúng tôi.
Bước 6: Thiết kế Logo
Bộ nhận diện thương hiệu có thể được coi như một hệ thống thiết kế phức tạp. Mỗi yếu tố trong hệ thống ấy đều ảnh hưởng đến những chi tiết khác, nhưng mọi thứ bắt đầu với logo của bạn. Một logo mạnh mẽ sẽ nắm bắt được bản chất của thương hiệu và giúp bạn tạo ra dấu ấn (cả nghĩa đen và bóng) trên thị trường.
Hướng dẫn
Đương nhiên là bạn có thể chọn phong cách cổ điển và vẽ phác trắng đen trên giấy. Nhưng hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng hình ảnh cốt lõi đủ mạnh mẽ để truyền tải thông điệp mà không cần đến sự hỗ trợ của màu sắc. Hãy bắt đầu với những hình khối cơ bản và các hình ảnh bổ sung để tạo cảm hứng cho logo. Xem hướng dẫn chi tiết thiết kế logo của chúng tôi để lấy cảm hứng sáng tạo.
Ví dụ: Dưới đây là các phiên bản logo của chúng tôi cho UCI Applied Innovation, từ hình phác thác trắng đen đến phiên bản kết xuất đầy đủ.
Và kết quả cuối cùng:
Bước 7: Chọn bảng màu (pallete)
Khi bạn đã có logo, bước tiếp theo là khám phá bảng màu cho thương hiệu. Màu sắc là một công cụ tuyệt vời để tạo sự khác biệt cho thương hiệu của bạn với các đối thủ cạnh tranh, nhưng hãy hiểu rằng màu sắc cũng có thể khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ, vì vậy hãy lựa chọn chúng một cách cẩn thận.
Hướng dẫn
Một bảng màu tốt cần phải có sự rõ ràng và linh hoạt, để có thể cho designer không gian sáng tạo mà không quá đà. Bảng màu nên bao gồm
- 1 màu chủ đạo
- 2 màu cơ bản
- 3-5 màu bổ sung
- 2 màu nhấn
Xem thêm nhiều mẹo chọn màu cho bộ nhận diện thương hiệu qua hướng dẫn của chúng tôi.
Ví dụ: Xử lý màu cho bao bì của Sweet Mission mang lại sự đồng nhất về nhận diện của các sản phẩm.
Bước 8: Chọn Typography – Nghệ thuât đồ họa chữ
Mọi yếu tố hình ảnh trong bộ nhận diện của bạn cần có sự nhất quán và do đó mỗi yếu tố đều liên kết với nhau. Typography cũng không phải ngoại lệ, nó cần thể hiện sự liên kết với logo của bạn.
Hướng dẫn
Mỗi giai đoạn của công cuộc thiết kế đều có những thử thách riêng, nhưng Typography có thể trở nên cực kỳ “khó nhằn”, đặc biệt nếu thương hiệu chạy theo những xu hướng đang hot nhưng có thể trở nên lỗi thời rất nhanh (serif vs non-serif)
Để đơn giản, hãy giới hạn tối đa 2-3 typeface (kiểu chữ), bao gồm typeface chính và phụ để sử dụng cho các mục đích cụ thể như chẳng hạn như typeface nội dung, typeface cho UI (giao diện người dùng), v.v…
Ví dụ: Quy chuẩn từ bộ nhận diện thương hiệu Visage quy định cách sử dụng kiểu chữ.
Bước 9: Thiết kế các yếu tố bổ sung
Nhu cầu của mỗi thương hiệu là khác nhau, vì vậy việc thiết kế một bộ nhận diện toàn diện cũng tùy tùy thuộc vào thương hiệu của bạn. Hãy xem xét nhu cầu thương hiệu trong tương lai. Nếu bạn đang có kế hoạch thử nghiệm các loại nội dung khác nhau, hãy đảm bảo bạn đưa những yếu tố trực quan cho nội dung ấy vào bộ nhận diện của mình.
Hình ảnh
Hình ảnh đóng một vai trò rất lớn trong bộ nhận diện thương hiệu, từ hình ảnh sản phẩm đến quảng cáo. Quan trọng là phải xác định rõ ràng về các loại hình ảnh (và các phương pháp xử lý hình ảnh) phù hợp và không phù hợp với thương hiệu.
Ví dụ: Các nguyên tắc về hình ảnh từ bộ nhận diện thương hiệu Visage bao gồm hướng dẫn chi tiết về việc sử dụng các bộ lọc và typography kèm theo.
Hình minh họa
Khi nói đến hình ảnh minh họa, sự nhất quán là vô cùng quan trọng. Đừng sử dụng minh họa quá mức hoặc sử dụng quá nhiều phong cách minh họa. Thay vào đó, hãy nghĩ xem hình minh họa của bạn có thể được kết hợp hài hòa với các yếu tố hình ảnh khác thế nào.
Ví dụ: Bộ nhận diện thương hiệu Civ.works có một phong cách minh họa đơn giản và dễ hiểu.
Biểu tượng
Bộ biểu tượng tốt không chỉ mang tính sáng tạo mà còn mang tính ứng dụng cao. Nó phụ thuộc vào sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, cũng như ngành và phương tiện truyền thông (ví dụ: hiển thị trên trang web so với hiển thị cho in ấn).
Ví dụ: Các hướng dẫn về biểu tượng từ bộ nhận diện thương hiệu Avaler e Health giúp thương hiệu giao tiếp hiệu quả hơn.
Trực quan hóa dữ liệu
Ngoài tính thẩm mỹ, dữ liệu phải được thiết kế dễ xem và dễ hiểu. Do đó, việc trực quan hóa dữ liệu cần phải tuân thủ các một số phương pháp. Tìm hiểu cách thiết kế những bảng biểu thông dụng nhất với Hướng dẫn trực quan hóa dữ liệu của chúng tôi, và xem 25 mẹo cải thiện phương pháp trực quan hóa dữ liệu của bạn.
Ví dụ: Các hướng dẫn thiết kế chi tiết, như khoảng cách giữa các thanh, giúp dữ liệu dễ xem hơn.
Bước 10: Xây dựng Brand Guidelines – Bộ quy chuẩn thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu kém không tệ bằng một bộ nhận diện thương hiệu tốt nhưng lại không được sử dụng đúng. Bộ quy chuẩn thương hiệu chính là vị cứu tinh cho những trường hợp như vậy – nếu được tạo ra đúng cách
Hướng dẫn
Hãy nêu các nguyên tắc rõ ràng cho mọi bộ phận của bộ nhận diện thương hiệu, bao gồm các ví dụ và trường hợp sử dụng cho in ấn, website, video và yếu tố tương tác (interactive elements) nếu có. Hãy thêm vào đó những chi tiết thực tế và thông tin cần thiết để giúp designer của bạn thể hiện đúng bộ nhận dạng thương hiệu trong thiết kế của họ.
Sau khi hoàn thành, hãy phát bộ quy chuẩn này cho cả đội và cập nhật nó thường xuyên.
Ví dụ: Bộ quy chuẩn thương hiệu Avalere Health có TOC tiện dụng để dễ dàng truy cập thông tin.
Bước 11: Đăng ký bản quyền thương hiệu
Bước cuối cùng trong quá rình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là việc đăng ký bản quyền các ấn phẩm. Việc này sẽ giúp bảo vệ thương hiệu của bạn trước Pháp luật và tránh khỏi rủi ro về đạo nhái, mạo danh,…
Cách sử dụng bộ nhận diện thương hiệu
Một lần nữa, tính nhất quán chính là chìa khóa để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ. Dù vậy, bạn không thể chỉ đăng bộ nhận diện thương hiệu mới của mình ra và mong đợi mọi người biết cách sử dụng nó ngay lập tức. Hãy chỉ định một nhân viên điều phối để trả lời bất kỳ và tất cả các câu hỏi liên quan đến việc sử dụng bộ nhận diện; và triển khai hệ thống kiểm soát chất lượng nhận diện thương hiệu ở mọi điểm chạm. Bạn cũng nên…
- Tìm ra những lỗi nhận diện thương hiệu cần tránh ở các giai đoạn.
- Xem 5 mẹo của chúng tôi để triển khai hiệu quả.
- Thực hiện theo các mẹo sau để đảm bảo tất cả nội dung của bạn đều có độ nhận diện thương hiệu cao trong tương lai.
Và nếu bạn đang cảm thấy quá tải hoặc không có đủ nguồn lực để tự mình thực hiện việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, hãy nhờ đến sự trợ giúp của chuyên gia. Chúng tôi rất mong được giúp bạn đưa thương hiệu của mình đi đúng hướng.
Nếu bạn đang tìm một đơn vị uy tín và kinh nghiệm để có thể thiết kế logo, hệ thống bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp mình một cách chuyên nghiệp và ấn tượng, thì hãy liên lạc ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0988 622 991, hoặc để lại thông tin và yêu cầu của bạn, bộ phận tư vấn của Malu Design sẽ liên hệ lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc cho bạn nhé!
————————
Malu Design – Branding Identity Agency
Hotline: 0988 622 991