Chúng ta thường đặt câu hỏi Thiết kế đồ họa có cần vẽ đẹp. Phải chăng chúng thực sự có sự liên hệ đến nhau. Có thể thấy mối liên hệ giữa 2 lĩnh vực này đều là việc sáng tạo hình ảnh, sắp xếp bố cục, đường nét, phối hợp màu sắcchữ để tạo ra sản phẩm hình ảnh cuối cùng. Chính vì lý do này khi nhắc đến thiết kế, chúng ta thường hình dung những người làm thiết kế thường vẽ rất đẹp. Hoặc chí ít thì cũng phải biết vẽ thì mới học được thiết kế.

girl drawing 113173868 59c059b8054ad90011bf907a

Điểm giống nhau cố hữu lớn nhất của hội họa và thiết kế chính là khả năng sáng tạo. Tuy nhiên sự sáng tạo trong 2 lĩnh vực này có đôi chút khác biệt. Có một vấn đề mà các bạn làm Designer đặc biệt quan tâm rằng “liệu Thiết kế Đồ Họa có cần vẽ đẹp”. Câu trả lời của tôi là cần, nhưng không nhất thiết phải vẽ đẹp. Tai sao ư, chúng ta tiếp tục tìm hiểu nhé

Thiết kế đồ họa có cần biết vẽ?

Hiểu đúng về Thiết kế đồ họa

Thiết kế Đồ họa là nghệ thuật sử dụng các yếu tố như: typography (kiểu chữ), màu sắc, hình ảnh, bố cục,… để truyền tải thông điệp qua con đường thị giác, thường sẽ bắt đầu bằng việc phác thảo ý tưởng cơ bản, sau đó được phát triển thông qua các ứng dụng trên máy tính như Adobe Illustrator hoặc Adobe Photoshop.

Từ đó, những sản phẩm kỹ thuật số hoặc hữu hình được tạo ra phục vụ trong các lĩnh vực Truyền thông, Quảng Cáo, Giải trí và Nghệ thuật. Công việc của một nhà thiết kế đồ họa sẽ liên quan đến việc xây dựng hình ảnh nhận diện thương hiệu cho các doanh nghiệp, tập đoàn, các tổ chức hay một cá nhân.

Một số loại hình thiết kế đồ họa như: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu; Ấn phẩm quảng cáo và Marketing; Thiết kế giao diện người dùng; Thiết kế poster phim ảnh; Thiết kế ấn phẩm xuất bản; Thiết kế bao bì; Đồ họa chuyển động; Thiết kế họa tiết trang phục; Vẽ minh họa; Thiết kế phối cảnh.

>>> Thiết kế đồ hoạ là gì? Tổng quan về ngành thiết kế đồ hoạ

Thiết kế không nhất thiết phải vẽ đẹp

Chắc chắn rồi, nếu bạn làm thiết kế mà vẽ tay đẹp thì đó là 1 lợi thế vô cùng lớn. Như vậy Thiết kế đồ họa có cần vẽ đẹp. Nhưng chỉ dừng lại ở mức độ cần, bởi các nguyên nhân sau:

  • Bạn sẽ học được tư duy sáng tạo. Để có thể vẽ được, chắc chắn bạn phải có tâm hồn bay bổng, khả năng cảm thụ và phối kết hợp của bạn rất tốt. Những yếu tố này rất cần cho Thiết kế.
  • Việc biết vẽ tay sẽ giúp bạn tạo ra những bản phác thảo, trước khi hoàn thiện nó bằng phần mềm. Điều này cực kì quan trọng bạn muốn ghi lại ý tưởng. Cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể có sản phẩm để trao đổi dễ dàng hơn với đồng nghiệp và khách hàng.

Về mặt bản chất Thiết kế đồ họa và Hội họa là 2 lĩnh vực hoàn toàn tách biệt.

  • Nếu bạn học thiết kế thì bạn sẽ được đào tạo về tư duy sáng tạo, bố cục, màu sắc trong thiết kế. Nếu bạn học hội họa cũng vậy. Khi học hội họa bạn cũng sẽ được học về tư duy, màu sắc, bố cục.. trong hội họa.
  • Trong hội họa bạn được học về bút vẽ, màu vẽ. Trong thiết kế bạn được học sử dụng phần mềm và màu sắc trong phần mềm.

Như vậy chúng ta có thể thấy rõ 1 điều. Về mặt bản chất 2 lĩnh vực này hoàn toàn giống. Quy trình đào tạo như nhau. Sự khác biệt duy nhất của chúng là việc sử dụng công cụ để tạo sản phẩm cuối cùng thôi. Như vậy thì không có lý do gì Thiết kế đồ họa lại cần vẽ đẹp. bạn vẽ đẹp trên giấy, tôi vẽ đẹp trên phần mềm.

Một điều vô cùng thú vị nữa, Hội họa hay thiết kế đều cần có 1 quá trình học tập và rèn luyện. Không ai sinh ra đã biết vẽ hay thiết kế cả. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu bạn muốn vẽ đẹp, thì bạn có thể đi học để vẽ được. Vậy thì tại sao bạn lại cần biết vẽ trước khi biết thiết kế, mà không phải ngược lại.

FPT Polytechnic.Designer

Như vậy chúng ta thấy rõ ràng rằng thiết kế cần vẽ đẹp. Nhưng nó không phải điều kiện bắt buộc. Bởi lẽ Thiết kế, hội họa, hay bất kì 1 lĩnh vực nào bạn đều cần sự rèn luyện không ngừng. Vẽ đẹp là 1 lợi thế và bạn nên học vẽ. Nhưng nếu đó là điều khiến bạn từ bỏ thiết kế thì tôi khuyên bạn nên nghĩ lại.

Vẽ thủ công thực chất là một kỹ năng mà nhà thiết kế có thể rèn luyện trong môi trường đào tạo phù hợp. Bạn chỉ cần có đam mê, mảnh đất thiết kế đồ họa luôn tràn đầy tiềm năng để các bạn khai thác. Lắng nghe thêm chia sẻ về trải nghiệm thực tế của những nhà chuyên môn trong nghề để có được góc nhìn toàn diện về vấn đề này. 

Anh Nguyễn Công Vương hiện đang là COO & Co-Founder Công Ty Gzone Media Việt Nam, một trong những cựu học viên tiêu biểu tại Arena Multimedia có chia sẻ:

“Trước khi theo học ngành Mỹ thuật Đa phương tiện anh cũng đặt ra câu hỏi vào Arena mình có vẽ được không, vào Arena trí tưởng tượng của mình có bay cao không, liệu mình học ngành này có phù hợp hay không. Anh từng học ngành Công nghệ Thông tin và nhận ra bản thân rất kém về mảng đồ họa, photoshop, thiết kế web, thì lúc đó anh tìm ra được câu trả lời từ Arena qua kiến thức ở nhiều môn học khác nhau.

Trong quá trình học, anh được giảng dạy về màu sắc, về vẽ concept, vẽ tay, nó tích góp kỹ năng trong anh ngày một nhiều, rồi dần anh cảm thấy nó không quá khó. Nên để biết ngành học này có phù hợp hay không, bạn hãy thử xem? Có những cái bạn phải thích, đam mê trước đã, còn việc mình học như thế nào nó là một ẩn số mà trong giá trị tiềm ẩn con người bạn chưa tìm ra được”.

Người không vẽ đẹp nên làm gì để học Thiết kế đồ họa hiệu quả?

Có thể chắc chắn rằng tùy từng chuyên ngành và sản phẩm ứng dụng, Thiết kế đồ họa sẽ yêu cầu nhà thiết kế các mức độ khả năng vẽ tay khác nhau. Tuy nhiên, để nâng cao kỹ năng hội họa, bạn có thể tham gia những lớp học mỹ thuật cơ bản, hay đơn giản là tập vẽ và tự trau dồi mỗi ngày.

dsc 6998
Thay vì tập trung có nhiều vào sự chưa hoàn thiện trong kỹ năng vẽ thủ công, những nhà thiết kế tương lai hãy rèn luyện thêm nhiều kiến thức bổ trợ và vẫn tỏa sáng với Thiết kế đồ họa.

“Năng khiếu” là bước đệm tốt nhưng bạn hoàn toàn có thể tự tin vì Thiết kế đồ họa cần nhiều hơn là tố chất “năng khiếu”. Arena Multimedia gợi ý cho bạn 4 yếu tố khác nên được rèn luyện bên cạnh khả năng vẽ đẹp như sau:

1 – Tư duy thẩm mỹ sáng tạo: Bản chất của thiết kế chính là tạo nên những điều mới mẻ. Vì vậy, tư duy nghệ thuật sẽ như kim chỉ nam dẫn lối để nhà thiết kế hình thành vô số ý tưởng. Là người yêu cái đẹp, có óc thẩm mỹ, bạn có thể hiện thực hóa tác phẩm của mình bằng các công cụ phần mềm.

tac pham ve chan dung
Mỗi góc nhìn sẽ tạo nên “chất tôi nổi bật” trong nghề cho mỗi cá nhân

2 – Kiến thức mỹ thuật cơ bản: Đây là phần kiến thức nền tảng, có thể học hỏi và tích lũy. Thực hành càng nhiều những bài tập về phối hợp màu sắc, cân đối bố cục, hài hòa tổng thể… khiến bạn dần dần nâng cấp khả năng vẽ tay của mình một cách tự nhiên.

thiet ke co ban
Sản phẩm thể hiện có thể khác nhau nhưng ngôn ngữ thiết kế – Mỹ thuật cơ bản – thì chỉ có một

3 – Kiến thức bên lề: Hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội – đây mới thực là chất liệu để bạn tạo nên những sáng tạo đột phá nhưng vẫn gần gũi với hiện thực cuộc sống. Cập nhật những xu hướng thiết kế thường xuyên cũng sẽ là một lợi thế không nhỏ nếu bạn biết tận dụng.

06 3 scaled 1
Bộ Nhận Dạng Thương Hiệu Bách Niên Y Lễ của nhóm học viên D1807H Arena Multimedia 80 Trúc Khê, Hà Nội

4 – Thích “mày mò” công nghệ hiện đại: Công nghệ, trong xã hội ngày nay, có thể được tiếp cận dễ dàng bởi mọi đối tượng, ngay cả những người đứng tuổi cũng tương tác với công nghệ hằng ngày. Vậy đối với những người trẻ nhiệt huyết và năng động như bạn, chắc chắn việc tìm hiểu và làm chủ công nghệ là không quá khó khăn.

cac phan mem thiet ke
Vẽ thủ công là yếu tố tiên quyết trong mảng thiết kế đồ họa 3D nhưng một sản phẩm đồ họa 3D lại không thể hoàn thành nếu thiếu đi sự hỗ trợ đắc lực từ những công cụ vi tính

3 yếu tố “Phải có” khi theo học Thiết kế đồ họa?

Nếu vẽ đẹp là vấn đề có thể linh hoạt lựa chọn hay rèn luyện được thì điều gì mới những yếu tố “phải có” để theo đuổi Thiết kế đồ họa?

Qua 17 năm trong ngành, Arena Multimedia cho rằng  3 yếu tố sau đây nắm vai trò then chốt tạo nên những thế hệ “anh tài” thiết kế đồ họa:

  • Đam mê nghệ thuật: Đúng vậy, cũng như mọi lĩnh vực khác, đam mê quyết định sự bền vững trong sự nghiệp của mỗi người. Nó cháy bỏng hơn cả sở thích đơn thuần ở chỗ: Các bạn quyết tâm theo đuổi thiết kế đồ họa mặc cho những thiếu sót ban đầu về kỹ năng, không ngại khó khăn trau dồi và rèn luyện để đạt được mục tiêu mong muốn.
  • Tư duy cầu tiến: Thiết kế đồ họa là sáng tạo nên những nội dung chưa từng tồn tại, đồng thời, cũng sáng tạo trong chính bản thân lĩnh vực đó. Việc đào sâu kiến thức lịch sử mỹ thuật lâu đời kết hợp cùng việc cập nhật những xu hướng sáng tạo đương thời sẽ giúp nhà thiết kế không chỉ đáp ứng và còn khơi mở nhu cầu cao cấp của người thưởng thức. Điều đó xuất phát từ một tư duy cầu tiến, không bằng lòng với bản thân mà luôn hướng đến sự tiến hóa.
  • Kiên nhẫn thực hành: Mọi ý tưởng dưới sự dẫn dắt của lý thuyết căn bản cần hàng ngàn giờ thực hiện, chỉnh sửa, cải thiện để có thể trở thành một kiệt tác hoàn chỉnh xuất sắc. Quá trình đó đòi hỏi sự nhẫn nại và kiên trì với tác phẩm của nhà thiết kế. Có thể nói nhà thiết kế phải làm bạn với thất bại hàng nghìn lần trước khi tận hưởng thành quả ngọt ngào.
khong gian hoc tap sang tao Arena Multimedia Tran Phu 1
Liên tục rèn luyện nâng cao khả năng, tự tin tỏa sáng với đam mê.

Tài liệu học vẽ cho dân thiết kế trong 30 ngày

Tham khảo ngay tài liệu học vẽ trong 30 ngày dưới đây, nó sẽ giúp bạn có thêm một lợi thế rất lớn khi theo đuổi đam mê trong công việc đấy 😀

                                                     

TẢI EBOOK HỌC VẼ TẠI ĐÂY

TẠM KẾT

Rất nhiều người muốn bỏ qua vẽ tay mà “nhảy vào” làm bằng máy tính, không có gì sai trái với việc này cả. Tuy nhiên, ta nên cân nhắc những lợi thế của việc biết vẽ tay. Một dự án càng quy mô, càng nhiều ý tưởng phải thể hiện, bạn càng phải trình bày nhiều bản nháp, lúc ấy những phác thảo sẽ phát huy tác dụng và giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian cũng như công sức so với việc sử dụng phần mềm.

Chúc các bạn sớm thành công.