Công nghệ thăng hoa mực in là một khái niệm thường bị nhầm lẫn với in chuyển nhiệt. Thực chất hai khái niệm này có những điểm khác biệt mà các doanh nghiệp cần phải lưu ý để không nhầm khi lựa chọn công nghệ in phù hợp cho sản phẩm của mình.

1. Công nghệ thăng hoa mực in là gì?

Công nghệ thăng hoa mực in là một công nghệ sử dụng mực in có tính chất thăng hoa, khi mực in được gia nhiệt đến một nhiệt độ nhất định sẽ chuyển từ dạng rắn sang dạng hơi mà không cần phải trải qua giai đoạn hóa lỏng.

Như vậy, chúng ta thấy rằng: công nghệ này nghe tên có vẻ lạ nhưng thực sự nó đã được ứng dụng rất nhiều trong đời sống con người. Về cơ bản thì công nghệ in thăng hoa hoạt động khi giấy in nhiệt (Sublimation paper) có hình ảnh in bằng mực thăng hoa, được đặt lên vật liệu và dĩ nhiên là trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sẽ giúp hình ảnh in hiện hữu lên trên bề mặt vật liệu mà bạn cần in.

Mực in thăng hoa là một bước sử dụng loại mực in có khả năng thăng hoa trong kỹ thuật in ấn, cụ thể là sẽ chuyển từ thể rắn sang thể hơi khi được gia nhiệt đến nhiệt độ nhất định mà không cần phải qua giai đoạn hóa lỏng. Theo thuật ngữ chuyên ngành thì đây chính là kỹ thuật in chuyển nhiệt.

154 tim hieu ve cong nghe thang hoa muc in1
Máy in thăng hoa

Thông thường các hóa đơn mua hàng thường hay sử dụng loại giấy in nhiệt, còn bảng báo giá – như bảng báo giá in bao thư hay bất kì loại bảng báo giá nào thì rất ít khi sử dụng loại giấy in nhiệt cũng như công nghệ mực in thăng hoa này.

2. Quy trình in bằng phương pháp thăng hoa

Bước 1: Thiết kế hình in

Hình in có thể là hình ảnh thông thường, hình ảnh vector, chữ, các dạng hiệu ứng, được thiết kế bằng một phần mềm chuyên dụng trên máy tính như Corel, AI, Photoshop.

Bước 2: In hình in bằng máy in màu có đổ mực chuyển nhiệt thăng hoa

Hình in sẽ được in ra bằng máy in màu được đổ mực chuyển nhiệt thăng hoa trên giấy in chuyển nhiệt chuyên dụng.

Bước 3: Cố định hình in trên vật liệu in bằng băng keo chịu nhiệt

Để mực chuyển nhiệt có thể bám vào vật liệu in phải đảm bảo vật liệu in được phủ một lớp hóa chất bắt được mực chuyển nhiệt. Sau đó hình in sẽ được cắt những phần thừa và cố định lên vật liệu in bằng băng keo chịu nhiệt.

Bước 4: Đặt vật liệu có gắn hình in vào máy ép và ép

Máy ép có nhiều loại tùy theo hình dạng của vật liệu in là phẳng hay cong, thời gian ép và nhiệt độ ép tùy thuộc để đảm bảo hình in được chuyển tối đa về chất lượng.

Bước 5: Lấy sản phẩm ra khỏi máy ép, gỡ phần giấy chuyển ra.

Sản phẩm sau khi được ép và gỡ bỏ phần giấy chuyển cần được kiểm tra cẩn thận đảm bảo chất lượng của sản phẩm được hoàn thiện.

3. So sánh công nghệ thăng hoa mực in và in chuyển nhiệt

Công nghệ quy trình y chang chuyển nhiệt, nên mọi người đều lầm lẫn với công nghệ in chuyển nhiệt. Cũng là in ra giấy, ép bằng máy in chuyên dụng, nhưng thực chất hai công nghệ này có những điểm khác biệt mà rất nhiều người nhầm lẫn. Các doanh nghiệp cần phải lưu ý những khác biệt dưới đây để lựa chọn công nghệ in phù hợp.

So sánh hai công nghệ khi in trên vải

Để dễ so sánh, dưới đây là quá trình in của 2 công nghệ này trên vải.

In chuyển nhiệt (Heat Transfer Printing) là công nghệ được rất nhiều xưởng in gia công ở Việt Nam ưa chuộng. Công nghệ này dùng một loại giấy in chuyển nhiệt (Heat transfer paper) được in bằng máy in phun hoặc máy in laser. Sau đó mang tờ giấy đặt lên chiếc áo, dùng lực máy ép lên bề mặt vải hoặc dùng bàn ủi gia đình cũng được. Sau đó lột miếng giấy ra, toàn bộ thiết kế sẽ dính lên bề mặt vải. Cũng chính vì công nghệ in này khá dễ dàng, nhanh gọn lại tiết kiệm chi phí, nên rất được các xưởng in nhỏ hoặc xưởng gia đình áp dụng.

154 tim hieu ve cong nghe thang hoa muc in2
Công nghệ in chuyển nhiệt

In thăng hoa (Dye Sublimation Printing) khác ở chỗ, nó sử dụng một loại mực và giấy in chuyên dụng (mực Sublimation, giấy Sublimation). Mực thăng hoa, khi được nung nóng bằng nhiệt sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, in lên giấy Sublimation rồi ép giấy lên bề mặt vải. Mực sẽ gắn chặt vào sợi vải Polyester. Khi mực nguội đi, nó sẽ chuyển lại thành thể rắn và sẽ bám vĩnh viễn trên sợi vải. Lớp mực khi in xong gần như “ăn” vào sợi vải, cảm giác nó là một phần của sợi vải. Ngoài ra, công nghệ này cho phép in trên ly, cốc, tranh, vải canvas,  túi xách,.. miễn có phủ lớp poly.

154 tim hieu ve cong nghe thang hoa muc in3
Quy trình in thăng hoa

Kết luận

Như vậy, công nghệ in chuyển nhiệt có thể in được trên vải cotton và polyester, còn in thăng hoa chỉ có thể in được vải polyester sáng màu.

154 tim hieu ve cong nghe thang hoa muc in4
In thăng hoa chỉ in được trên vải Polyester sáng màu

Công nghệ in thăng hoa cho phép bạn in được nhiều màu sắc với đầy đủ sắc độ. Còn in chuyển nhiệt, thành quả phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giấy chuyển nhiệt và kết quả không mỹ mãn như thăng hoa.

Công nghệ in thăng hoa cho độ bền cao hơn khi mực được thăng hoa gần như bám vào từng sợi vải, từng phần tử vật được in. Lớp in chuyển nhiệt sẽ tạo cảm giác kém bền hơn so với thăng hoa, dễ bay màu, tạo cảm giác nứt hình theo thời gian và nhiều lần giặt (đối với vải). Ngoài ra giấy chuyển nhiệt có nhiều loại, và cơ bản giấy cũng có rẻ và mắc cho ra chất lượng khác nhau.

In thăng hoa có thể in trên nhiều bề mặt (vải cứng, mềm, cốc, túi xách). Còn chuyển nhiệt thì về cơ bản là không thể.

154 tim hieu ve cong nghe thang hoa muc in5
In thăng hoa có thể in được trên nhiều chất liệu trong khi in chuyển nhiệt chỉ in được trên vải

Về chi phí, công nghệ in thăng hoa sẽ tốn kém hơn in chuyển nhiệt một chút và cần đầu tư nhiều hơn về mặt trang thiết bị, nguyên vật liệu,…

Như vậy, rõ ràng hai công nghệ này hoàn toàn khác nhau cả về mặt nguyên vật liệu đầu tư, chi phí, quy trình cũng là thành quả. Hiểu rõ những sự khác biệt này sẽ giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn đúng công nghệ in thích hợp với sản phẩm của mình để yêu cầu xưởng in sản xuất.

Mời bạn tìm hiểu thêm: