Mở cửa hàng nội thất là ý tưởng kinh doanh của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên cần chuẩn bị những gì? Bao nhiêu vốn là đủ? thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này Malu sẽ bật mí cho bạn một số kinh nghiệm khởi nghiệp cửa hàng nội thất. Cùng theo dõi nhé!

 

1. Mở cửa hàng nội thất cần bao nhiêu vốn?

Vốn là một yếu tố quan trọng để bạn bắt đầu một ý tưởng kinh doanh. Số vốn nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy mô cửa hàng, tiền thuê mặt bằng, nhân viên, sản phẩm ( tự sản xuất hay hàng nhập ngoại…). Để xác định một con số chính xác bạn nên cần kê khai các chi phí cơ bản nhất phù hợp với quy mô cửa hàng của mình. Dự tính để mở cửa hàng nội thất thành công, bạn sẽ cần tối thiểu 300 – 500 triệu đồng.

rsz gestalt store interiors hudson new york usa dezeen 2364 col 5 compressed

Mở cửa hàng nội thất cần bao nhiêu vốn? 

2. Mở cửa hàng nội thất có cần đăng ký kinh doanh không?

Để mở cửa hàng nội thất bạn cần tiến hành đăng ký kinh doanh hộ cá thể, xin giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực nội thất. Sau đó mới có thể đi vào hoạt động. Hồ sơ gồm các loại giấy tờ như:

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (bản sao) hoặc hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.

– Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hay thẻ căn cước công dân bản sao của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh, đại diện hộ kinh doanh cá thể hay các cá nhân thuộc hộ kinh doanh (bản sao công chứng hợp lệ).

– Giấy đề nghị được đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Trình bày đầy đủ các nội dung liên quan như: ngành nghề đăng ký kinh doanh; tên, số và ngày cấp chứng minh nhân dân của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh; tên hộ kinh doanh; địa chỉ mở cửa hàng; số vốn kinh doanh; Địa chỉ cư trú của đại diện hộ kinh doanh và chữ ký của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh.

Nếu hồ sơ xin giấy phép thành lập hộ kinh doanh cá thể kinh doanh cửa hàng nội thất đầy đủ, hợp lệ, bạn sẽ được cấp giấy phép sau khoảng 5 ngày làm việc.

3. Giới thiệu sản phẩm chất lượng

Đặc thù là cửa hàng nội thất nên không gian sáng sủa, bố trí trưng bày sản phẩm để khách hàng có thể nhìn bao quát được nhiều sản phẩm để so sánh, đưa ra sự lựa chọn. Chất lượng sản phẩm sẽ là một yếu tố tạo nên thành công trong kinh doanh đồ nội thất. Cung cấp những sản phẩm chất lượng giúp bạn tạo uy tín và xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó cần nghiên cứu thị trường và đối thủ để bổ sung những sản phẩm mới tại cửa hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

thanh ly cua hang noi that 3

Không gian cửa hàng rộng rãi

4. Giá cả cạnh tranh

Các sản phẩm tại cửa hàng nội thất nên có mức giá phù hợp với nhu cầu của người dân khu vực hoặc thị trường mục tiêu hướng tới. Cung cấp sản phẩm với mức giá quá thấp hoặc quá cao sẽ làm giảm sự cạnh tranh của cửa hàng.

Bạn có thể cân đối chi phí: giá nhập hàng, các chi phí thuê mặt hàng, thuê nhân viên, dịch vụ… để tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá để tăng đơn hàng, tăng doanh thu. Hoặc cung cấp một dịch vụ chuyên biệt như nhận thiết kế đồ nội thất theo yêu cầu để tính phí dịch vụ cao hơn.

5. Đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp

Đồ nội thất là ngành hàng với những sản phẩm khá đặc trưng, do đó nhân viên của bạn cần biết về sản phẩm được làm từ chất liệu gì, bảo quản ra sao hoặc những mức giá khác nhau khi làm từ những chất liệu khác nhau. Đồng thời truyền tải thông điệp và hình ảnh cửa hàng đến nhiều khách hàng mục tiêu hơn.

Một trong những kỹ năng không thể thiếu của nhân viên bán hàng nội thất là biết cách thu hút khách hàng. Trong cuộc tư vấn có thể xác định được nhu cầu và sở thích của họ, lắng nghe và tư vấn những sản phẩm phù hợp với tài chính. Như vậy, người bán hàng đóng vai trò hỗ trợ giúp khách hàng tìm thấy những gì họ cần trong cửa hàng nội thất.

noi that kims fullhouse 485171

6. Kế hoạch xây dựng dịch vụ tại cửa hàng nội thất

Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tác động rất nhiều đến uy tín, hình ảnh cửa hàng nội thất. Hãy đảm bảo rằng khi bạn mở cửa hàng nội thất và cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời:

  • Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng để xây dựng niềm tin và định vị thương hiệu trong lòng khách hàng. Biến họ thành khách hàng trung thành tại cửa hàng. Điều này sẽ giúp bạn tạo doanh số và tên tuổi cửa hàng.
  • Tất cả đội ngũ nhân viên tại cửa hàng: giao hàng, kho, nhân viên bán hàng đều phải hiểu về sản phẩm và có thể trả lời bất cứ câu hỏi nào của khách hàng.
  • Đừng bao giờ quá hẹn với khách hàng, đặc biệt đối với những sản phẩm đồ gỗ gia dụng có giá trị nếu cửa hàng bạn chắc chắn có thì hãy nhận đặt cọc với khách hàng.
  • Dịch vụ tốt còn thể hiện mối quan hệ giữa chủ cửa hàng và nhân viên.

Tổng kết

Kinh doanh cửa hàng nội thất là điều không hề đơn giản, nếu không am hiểu về nghề và kiên trì thì sẽ rất dễ thất bại. Thế nên, bạn hãy dành thời gian học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất cho kế hoạch kinh doanh cửa hàng nội thất của mình.