0x0

Product Manager là một trong “cái tên” hot nhất trên thị trường lao động hiện nay bởi vô vàn cơ hội việc làm tiềm năng cùng nhiều mức thu nhập hấp dẫn.

Theo báo cáo từ Product Board, đây chính là “kỷ nguyên vàng” của ngành Quản lý sản phẩm (Product Management). Thống kê sơ bộ năm 2019 tại Mỹ cho thấy nhu cầu tuyển dụng của ngành này tăng gấp 5 so với các lĩnh vực khác, và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng cao.

Nhóm ngành Quản lý sản phẩm cũng được xem là “vùng đất hứa” cho thị trường lao động Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ đang theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Vậy Product Manager là gì mà dành được nhiều sự quan tâm đến vậy? Những kỹ năng thiết yếu nào bạn cần có để theo chân lĩnh vực này? Bài viết sau đây của Malu sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.

Product Manager là gì?

Nhắc tới Product Manager, ai không biết sẽ liên tưởng ngay tới công việc dành cho dân IT với chiếc màn hình máy tính được lấp đầy bởi các thuật toán lập trình hóc búa.

Hay Product Manager được hiểu nôm na là người quản lý sản phẩm? Đúng… nhưng chưa đủ.

Product Manager (PM) (Tạm dịch: Giám đốc sản phẩm, hay Chuyên viên quản lý sản phẩm) là người chịu trách nhiệm cho việc nghiên cứu, khai thác nhu cầu, thiết kế, thử nghiệm và xây dựng các chiến lược hiệu quả để quản lý và phát triển sản phẩm, dịch vụ, hoặc phần mềm cho doanh nghiệp.

March Product manager skills req

Họ là cầu nối quan trọng giữa 3 bộ phận phát triển và khai thác sản phẩm chính, bao gồm: đội ngũ kỹ thuật, thiết kế trải nghiệm người dùng (UX), và đội ngũ kinh doanh bán hàng, marketing.

Product Manager sẽ chịu trách nhiệm cho những quyết định sản phẩm, nắm vững công nghệ, dẫn dắt và kết nối các khâu liên quan nhằm mang lại trải nghiệm tối ưu và cải thiện phản ứng của người dùng đối với sản phẩm. Đồng thời, đảm bảo giá trị kinh doanh từ sản phẩm cho công ty.

Vai trò của Product Manager là làm gì?

1. Software Project Management (Quản lý Dự án Phần mềm)

Đây là môn xứng đáng được xếp đầu tiên trong danh sách. Một người quản lý sản phẩm giỏi thì kỹ năng quản lý dự án cũng phải nắm vững. Xác định mục tiêu, phạm vi, tiêu chí xác định thành công, kế hoạch, … và nhiều kiến thức khác sẽ được đề cập đến trong môn học này. Không có dự án nào giống dự án nào, trong ngành CNTT cũng không phải ngoại lệ nhưng để có thể thích ứng được với thay đổi thì phải vững những kiến thức nền.
Một số câu hỏi cần được trả lời trong môn học này:

  • Stakeholder mong đợi gì từ dự án?
  • Làm sao để đánh giá thành công của một dự án?

Vì dạng câu hỏi này sẽ thường xuyên xuất hiện khi bạn đi làm bất kể vị trí đảm nhận nên mình tin rằng đây là môn học có ích và có tính vận dụng cao không chỉ với những bạn có định hướng trong lĩnh vực Product Management.

2. Software Requirement Analysis (Phân tích Yêu cầu Phần mềm)

Môn học này sẽ giới thiệu các phương pháp và kỹ thuật phân tích, đặc tả, kiểm chứng các yêu cầu phần mềm. Các bạn có thể tưởng tượng mình đang ở trong giai đoạn cần làm việc với nhiều stakeholders để hiểu rõ những vấn đề họ đang gặp phải, và bằng các kiến thức học được từ môn này, bạn sẽ đưa ra được những ý tưởng có thể giải quyết được những vấn đề đó.
Một số câu hỏi cần được trả lời trong môn học này:

  • Người dùng thực đang gặp những vấn đề gì?
  • Đâu là giải pháp phù hợp với người dùng?
  • Chúng ta thiết kế tính năng X như thế này, người dùng đã có thể sử dụng “ngon” chưa?

Môn học này giúp ích gì? Đây là môn học giúp chúng ta hiểu một cách khái quát về user research, một giai đoạn rất quan trọng trong quy trình phát triển sản phẩm, hiểu được “cái người dùng cần” để giải quyết vấn đề của họ.

3. Software Design & Analysis (Phân tích Thiết kế Phần mềm)

Đầu ra của môn học này giúp chúng ta hiểu được cách thiết kế backend của phần mềm. Điểm nhấn của môn này là rất nhiều loại diagram, vì vậy, phân biệt được loại diagram nào dùng trong trường hợp nào cũng rất là quan trọng.
Một số keywords liên quan đến môn học: use case, cross-functional diagram, activity diagram, class diagram, …
Một số câu hỏi cần được trả lời trong môn học này:

  • Kiến trúc lưu trữ dữ liệu như thế nào là tốt?
  • Cách thiết kế phần mềm này có dễ dàng để tối ưu hoá không?

Trong thực tế hiện nay, hầu hết các vị trí quản lý sản phẩm không đòi hỏi phải hiểu quá sâu cách thiết kế hệ thống nên các bạn có background không thuần kỹ thuật (kinh tế, quản lý, thiết kế,…) cũng không phải quá lo lắng. Tuy nhiên nếu có kiến thức về mảng này thì có thể dễ dàng giao tiếp hơn với đội kỹ thuật vì hiểu về thuật ngữ mà họ sử dụng.

4. UI Design (Thiết kế Giao diện)

Nếu như Software Design & Analysis để thiết kế backend thì UI Design là môn để học cách thiết kế Frontend sao cho thân thiện với người dùng. Nghĩ đơn giản, đây là môn dạy những kiến thức cơ bản để trở thành UI/UX Designer. Nhưng tất nhiên, chúng ta ko học nó để trở thành 1 Designer, nhưng chúng ta cần nó để trao đổi công việc với Designer.
Cũng giống như Phân tích Thiết kế phần mềm, môn này đưa chúng ta đến góc nhìn của một bạn designer, các công việc mà bạn designer phải làm, …

5. Software Testing (Kiểm thử Phần mềm)

Đây là môn học giúp chúng ta đội chiếc mũ của QC (một số nơi gọi là tester hay QA). Chúng ta sẽ hiểu được quy trình đội QC thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng. Trong thực tế, có một vài thời điểm chúng ta sẽ cần thảo luận rất nhiều với đội QC nên việc hiểu ý nhau cũng rất quan trọng để đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ.
Một số câu hỏi cần được trả lời trong môn học này:

  • Phần mềm đã đạt chuẩn hay chưa?
  • Chúng ta có thể release tính năng này chứ?

Bắt đầu chinh phục con đường trở thành Product Manager từ đâu?

Trước khi liệt kê cụ thể những kỹ năng quan trọng, Malu tin rằng bạn cũng đang tò mò những bước đầu nào nên chuẩn bị khi “lỡ bén duyên” với nghề Product Manager.

Trên thực tế, hầu hết những vị trí tuyển dụng Product Manager sẽ yêu cầu bạn có trong tay một tấm bằng Cử nhân để đảm bảo bạn có đủ kiến thức và tư duy phù hợp cho công việc này.

product manager

Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải được đào tạo bài bản về “công việc của Product Manager” tại giảng đường đại học. Bạn có thể làm việc trái ngành, cho dù không “xuất thân” từ dân IT. Tất cả đều sẽ ổn nếu bạn có đủ quyết tâm và đam mê với nghề.

Để Malu giúp bạn “độ” dày kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của mình ngay những bước đầu chinh phục con đường trở thành Product Manager qua những gợi ý nhỏ sau:

  • Nghiên cứu về công việc và trò chuyện cùng chuyên gia Product Manager tại lĩnh vực bạn đang hướng tới
  • Tự học hỏi và bổ sung kiến thức chuyên môn (qua sách chuyên ngành, YouTube,…)
  • Bổ sung chứng chỉ từ các khóa học Quản lý sản phẩm
  • Chủ động trải nghiệm với các dự án ngoài, hoặc tham gia hỗ trợ các dự án khác trong công ty

7 kỹ năng quan trọng của một Product Manager xuất sắc 

Đối chiếu với vai trò được kể trên, một Product Manager cần mài dũa cho mình những kỹ năng gì để có thể thành công quản lý và phát triển sản phẩm của công ty. Hãy cùng tham khảo danh sách 6 kỹ năng dưới đây.

Kỹ năng kỹ thuật

Tùy vào từng lĩnh vực, công ty và sản phẩm, mức độ chuyên môn kỹ thuật của một Product Manager sẽ được yêu cầu khác nhau.

Chẳng hạn như, những bạn PM thuộc các công ty công nghệ hoặc kỹ thuật số sẽ cần kiến thức chuyên môn về IT và kỹ thuật cao hơn. Nhờ đó, họ có thể hợp tác hiệu quả với đội ngũ kỹ sư lập trình trong việc chỉnh sửa lỗi phần mềm và tối ưu sản phẩm.

Tuy nhiên, là một Product Manager tài giỏi, ít nhiều bạn cũng cần biết một số kỹ năng thiên hướng kỹ thuật như sau:

technical skills

Kỹ năng lãnh đạo và quản lý

Như đã nói ở trên, Product Manager sẽ đóng vai trò là “người lãnh đạo” để dẫn dắt đội ngũ theo đúng định hướng phát triển sản phẩm. Ngoài ra, bạn cũng cần chịu trách nhiệm cho việc tuyển dụng, đào tạo và giám sát các nhân sự phía dưới mình.

Trong một bài báo của Forbes, có 3 điều yếu tố chính làm nên một người lãnh đạo giỏi: công bằng – cởi mở với những phản hồi – biết lắng nghe.

Kiến thức kinh doanh 

Điều này không đồng nghĩa với việc bạn cần một tấm bằng cử nhân quản trị doanh nghiệp hay tài chính để có thể trở thành Product Manager. Tuy nhiên, để có thể xây dựng một chiến lược sản phẩm hiệu quả, bạn cần những kiến thức cơ bản về kinh doanh.

Ví dụ, bạn sẽ cần phải phân biệt được điểm khác nhau giữa doanh thu và lợi nhuận, một chút kiến thức về ngân sách, dòng tiền, hay báo cáo kết quả kinh doanh.

Tại sao ư? Bạn cần hiểu rõ chi tiết về quá trình mà sản phẩm của mình phát triển. Song với đó, sản phẩm của bạn cần đáp ứng mục tiêu kinh doanh của công ty, mà điều tiên quyết ở đây chính là mang về lợi nhuận và duy trì những giá trị phát triển bền vững trong tương lai.

Bạn cũng sẽ cần một “bộ kiến thức” đủ sâu về lĩnh vực của mình để nhanh chóng cập nhật xu hướng và nhu cầu thị trường. Đồng thời, xác định những cơ hội tiềm năng mang lại giá trị lợi nhuận mà sản phẩm của bạn có thể khai thác.

Nghiên cứu

Chuyên viên quản lý sản phẩm – quản lý thôi chưa đủ. Bạn phải biết nghiên cứu.

Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ, nghiên cứu khách hàng tiềm năng, tất tần tật mọi thứ. Product Manager cần nghiên cứu để xác định rõ tầm nhìn và mục tiêu sản phẩm của mình.

Bạn nên nhớ: “Đúng chiến thuật, đúng sản phẩm” là câu thần chú giúp bạn có những định hướng chiến lược đúng đắn và phát triển sản phẩm thành công.

Nhưng trước mắt, hãy thực hiện quá trình nghiên cứu thật kỹ càng, từ những dữ liệu, báo cáo trong nội bộ công ty, cho đến phản hồi của khách hàng bên ngoài, xây dựng một cái nhìn toàn diện và khách quan nhất cho sản phẩm của mình.

Khả năng phân tích

Làm Product Manager là làm gì? Câu trả lời cũng đơn giản: Làm bạn với dữ liệu.

Công việc Product Manager sẽ yêu cầu bạn hợp tác với rất nhiều người, và trong quá trình làm việc đó, bạn phải thuyết phục họ về tiềm năng sản phẩm của mình. Việc đưa ra minh chứng bằng dữ liệu và các con số cụ thể chính là cách rõ ràng nhất để bạn bảo vệ các quan điểm, giả thuyết của mình cho dự án.

kỹ năng phân tích

Vì vậy, khả năng phân tích rất quan trọng đối với chúng ta, bao gồm: xác định dữ liệu quan trọng, khai thác chúng, phân tích và đưa ra giả thuyết, trình bày và trực quan hóa để các bên liên quan có thể dễ dàng nắm bắt thông tin.

Kỹ năng giao tiếp 

Nghề nào cũng vậy, kỹ năng giao tiếp là một trong những “bàn đạp” bền vững giúp bạn hướng tới thành công. Và Product Manager cũng không ngoại lệ.

Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn hợp tác suôn sẻ khi đóng vai trò “cầu nối” giữa các phòng ban liên quan. Hạn chế được những trở ngại, chẳng hạn như mâu thuẫn, làm-cho-có, hay không-hiểu-lắm, v.v… khi định hướng và dẫn dắt đội ngũ trong quá trình triển khai chiến lược sản phẩm.

Bạn cũng sẽ cần trao đổi công việc với đối tác, khách hàng, cũng như trình bày các kế hoạch, chiến lược phát triển sản phẩm của mình cho công ty một cách rõ ràng và hiệu quả.

Đọc thêm: Bạn có đang giao tiếp hiệu quả?

Khả năng sắp xếp mức độ ưu tiên

Khả năng phân tích, đánh giá ưu tiên công việc không phải tự dưng mà có, bạn cần học hỏi và rút kinh nghiệm nhiều lần để có thể hoàn thành tốt nó.

Cụ thể hơn, một chuyên viên quản lý sản phẩm giỏi không chỉ biết quản lý ưu tiên các công việc của mình. Họ còn phải biết cách cân bằng chúng với các nhiệm vụ của đội ngũ mình, sắp xếp và tổ chức mọi thứ một cách có khoa học.

sắp xếp ưu tiên

Nhờ vậy, quá trình hợp tác nhóm và làm việc sẽ trở nên hiệu quả hơn khi tất cả đều nhận thức rõ được việc nào mình cần tập trung đầu tiên nhằm đáp ứng được mục tiêu đề, yêu cầu đề ra tại từng giai đoạn của chiến lược phát triển sản phẩm.

Điều này còn hỗ trợ bạn đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn cho sản phẩm của mình.

Những phẩm chất cần thiết để Product Manager quản lý sản phẩm thành công 

EQ thấu hiểu

Đặt mình vào vị trí của khách hàng, bạn cảm thấy như thế nào? Bạn cần gì và đang mong đợi điều gì?

Là một Product Manager, hãy luôn chủ động thấu hiểu khách hàng của mình. Điều gì khiến khách hàng tìm đến bạn? Hãy xác định và tận dụng cơ hội cho mình. Mở các cuộc phỏng vấn hay khảo sát để bạn có thể tương tác và phác họa được rõ ràng chân dung người dùng của mình khi phát triển chiến lược sản phẩm về sau.

Ngoài ra, sự thấu hiểu tinh tế của Product Manager còn có thể áp dụng trong quá trình làm việc nhóm. Hãy thấu hiểu cả những người đồng đội của mình, dẫn dắt và tìm ra giải pháp tốt nhất cùng nhau.

Tư duy chiến lược

Ngoài các chiến lược ngắn và dài hạn, Product Manager luôn cần phải lên kế hoạch triển khải xuyên suốt các giai đoạn phát triển sản phẩm. Từ thấu hiểu thị trường cho tới quyết định thực thi, một cái đầu có tư duy chiến lược sẽ là điểm sáng giúp bạn thành công phát triển sản phẩm của mình.

tư duy chiến lược

Tư duy chiến lược rất cần thiết cho cả việc quản lý quy trình dự án, dự đoán doanh thu, giải quyết vấn đề, quản lý rủi ro,… và tất tần tất những đầu công việc khác liên quan tới sản phẩm của bạn.

“Tiêu chuẩn cao”

Không hẳn theo “chủ nghĩa hoàn hảo”, chuyên viên quản lý sản phẩm cần một chút ký tính, chú ý tới cái tiểu tiết khi kiểm duyệt và thử nghiệm sản phẩm, đặc biệt là khi có các tính năng mới cài đặt, hoặc sửa lỗi phần mềm.

Vốn dĩ, việc sản xuất ra một sản phẩm không phải là điều đơn giản. Vì vậy, một Product Manager tỉ mỉ và kỹ càng sẽ đảm bảo quá trình sản phẩm tiến vào thị trường diễn ra suôn sẻ, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người dùng.

Hơn thế nữa, “tiêu chuẩn cao” sẽ yêu cầu bạn trở nên nhạy bén hơn với việc chủ động nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Từ đó, liên tục phát triển và cải tiến để tối ưu sản phẩm ngày một tốt hơn.

Không ngại thay đổi

Có thể bạn thừa biết: “Làn sóng” công nghệ ngày nay liên tục phát triển với những xu hướng mới mang tính đột phá, đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng cập nhật và thích nghi cùng.

“Dám học hỏi, dám thay đổi” cũng vì vậy mà trở thành phẩm chất quan trọng, quyết định sự thành công của một Product Manager trong tương lai. Bạn nên nhớ rằng, nếu không thay đổi, bạn và cả sản phẩm của bạn cũng sẽ dần trở nên “lỗi thời”.

không ngại thay dổi

Đừng ngại thử thách và trải nghiệm cho mình những ý tưởng mới đầy sáng tạo, biết đâu đó lại là thứ khách hàng cần?