Vinamilk là một trong những thương hiệu cung cấp các thực phẩm từ sữa chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam. Để đạt được những thành tựu trên, Vinamilk đã có chiến lược hoạt động đúng đắn và bài bản. Hãy cùng tìm hiểu và phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Vinamilk ở bài viết dưới đây.

Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)

Vinamilk có tên gọi chính thức là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Vinamilk là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam.

Theo như Wikipedia, Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam, chiếm hơn 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc.

Hoạt động kinh doanh chính của Vinamilk bao gồm chế biến, sản xuất và mua bán sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa đặc, sữa đậu nành, thức uống giải khát và các sản phẩm từ sữa khác.

Các mặt hàng của Vinamilk cũng được xuất khẩu sang một số quốc gia như Campuchia, Philippines, Úc và một số nước Trung Đông. Doanh thu xuất khẩu chiếm 13% tổng doanh thu của công ty. Năm 2011, Vinamilk mở rộng sản xuất, chuyển hướng sang phân khúc trái cây và rau củ. Không lâu sau phân khúc hàng mới, dòng sản phẩm đạt được thành công với 25% thị phần tại kênh bán lẻ tại siêu thị. Tháng 2 năm 2012, công ty mở rộng sản xuất sang mặt hàng nước trái cây dành cho trẻ em.

gioi thieu ve vinamilk

Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, một nhà máy sữa tại Campuchia (Angkormilk) và một văn phòng đại diện tại Thái Lan. Trong năm 2018, Vinamilk là một trong những công ty thuộc Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương (Best over a billion).

Để trở thành doanh nghiệp sữa chiếm thị phần hàng đầu trong nước và xuất khẩu, được người tiêu dùng tín nhiệm, Vinamilk luôn tôn chỉ phương châm: Làm ăn trung thực, sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, theo tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với túi tiền người tiêu dùng

Việt Nam và luôn luôn áp dụng những công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất của thế giới vào sản xuất.

Hệ thống phân phối rộng nhất trong nước với mạng lưới 240 nhà phân phối và trên 140.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành. Bán hàng qua tất cả các hệ thống Siêu thị trong toàn quốc. Sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Úc, Campuchia, Irắc, Philippines và Mỹ.

Sau gần 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới. Với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa.

Về tầm nhìn và sứ mệnh, Vinamilk mong muốn trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người. Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội.

Vinamilk luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, bổ dưỡng và ngon miệng nhất cho sức khỏe với một danh mục các sản phẩm, hương vị và quy cách bao bì có nhiều lựa chọn. Sẽ không phải lo lắng khi dùng sản phẩm của Vinamilk vì Vinamilk phù hợp với mọi lứa tuổi, đối tượng.

Phân tích mô hình SWOT của Vinamilk

Mô hình SWOT là một công cụ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp dụng bởi tính hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và ngoài doanh nghiệp để từ đó thiết lập nên các chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp.

SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân tích cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

Trong 4 yếu tố của mô hình SWOT, điểm mạnh và điểm yếu là 2 yếu tố để đánh giá nội bộ doanh nghiệp. Đối với 2 yếu tố này, doanh nghiệp có thể kiểm soát và thay đổi được. Thường các yếu tố này có liên quan tới hoạt động công ty, tài sản thuộc về doanh nghiệp, phát triển sản phẩm,…

Bên cạnh đó, 2 yếu tố còn lại là cơ hội và thách thức là các yếu tố tác động bên ngoài thường liên quan đến thị trường và mang tính vĩ mô. Doanh nghiệp có thể sẽ không thể kiểm soát được 2 yếu tố bên ngoài này. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội, nhưng cũng phải quan tâm và đề phòng tới những thách thức từ bên ngoài có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Đọc chi tiết hơn về mô hình SWOT tại bài viết: Mô hình SWOT là gì & 7 bước phân tích SWOT

mo hinh swot cua vinamilk

Đối với Vinamilk, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thương hiệu này có thể được phân tích như sau.

Điểm mạnh (Strengths)

Về điểm mạnh trong mô hình SWOT của Vinamilk, thương hiệu này có một số những điểm mạnh nổi bật dưới đây.

  • Thương hiệu nổi tiếng: Thương hiệu Vinamilk được sử dụng từ khi công ty mới bắt đầu thành lập và hiện nay là một thương hiệu sữa được biết đến rộng rãi tại Việt Nam. Vinamilk thống lĩnh thị trường nhờ tập trung quảng cáo, tiếp thị, không ngừng đổi mới sản phẩm và nâng cao chất lượng.
  • Chiến lược Marketing hiệu quả: Với chiến lược quảng cáo sản phẩm đa kênh, độ phủ sóng đã giúp cho Vinamilk triển khai thành công các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp.

Đọc thêm về chiến lược Marketing của Vinamilk tại bài viết: Top 4 chiến lược marketing của Vinamilk thành công tại Việt Nam

  • Danh mục sản phẩm đa dạng: Vinamilk cung cấp các sản phẩm sữa đa dạng với trên 200 sản phẩm sữa và các mặt hàng từ sữa, phục vụ nhiều đối tượng người tiêu dùng.

Điểm yếu (Weaknesses)

Bên cạnh những điểm mạnh, Vinamilk cũng có những điểm yếu cần phải khắc phục.

Một số những điểm yếu chính trong mô hình SWOT của Vinamilk có thể được kể đến như sau: 

  • Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu: Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu là một trong những điểm yếu của Vinamilk.
  • Thị phần sữa bột chưa cao: Hiện nay, người dùng có xu hướng sử dụng sữa bột nhập khẩu cao hơn sữa bột được sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, thị trường xuất hiện ngày càng nhiều thương hiệu sữa ngoại được nhập khẩu từ châu Âu nên thị phần sữa bột của Vinamilk vốn giữ vị trí độc quyền đang có xu hướng tuột dốc.

Cơ hội (Opportunities)

Để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, Vinamilk có thể nắm bắt một số những cơ hội có lợi để phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng như sau:

  • Lượng khách hàng tiềm năng cao và có nhu cầu lớn: Việt Nam vẫn là một đất nước có lượng khách hàng tiềm năng cao và có nhu cầu tiêu thụ sữa lớn mà Vinamilk có thể tận dụng.
  • Nhu cầu tiêu thụ sữa của người Việt tăng cao: Hầu hết người Việt Nam đều có nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ sữa. Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, nhiều người còn sử dụng các sản phẩm từ sữa cho việc làm đẹp hoặc nấu ăn.

Thách thức (Threats)

Bên cạnh cơ hội thì Vinamilk cũng cần đối mặt với một số những thách thức. Các thách thức chính trong phân tích SWOT của Vinamilk có thể được liệt kê như sau:

  • Nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường: Thị trường sữa cũng là thị trường có mức độ cạnh tranh cao. Vì vậy, đây là một thách thức mà Vinamilk phải đối mặt.
  • Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định: Tuy sở hữu những trang trại bò sữa chuẩn quốc tế, nguyên liệu của Vinamilk vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu.
  • Khách hàng Việt Nam có xu hướng chuộng sữa ngoại: Đối với những sản phẩm liên quan đến sức khỏe, khách hàng có xu hướng chuộng hàng ngoại hơn.

>>Đọc chi tiết hơn về phân tích SWOT của Vinamilk tại bài viết: [Mới nhất] Phân tích mô hình SWOT của Vinamilk chi tiết

Bảng phân tích SWOT của Vinamilk

Điểm mạnh  Điểm yếu Cơ hội Thách thức 
  • Thương hiệu Vinamilk là thương hiệu lâu đời và nổi tiếng
  • Chiến lược Marketing hiệu quả
  • Danh mục sản phẩm đa dạng
  • Mạng lưới phân phối rộng khắp
  • Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu
  • Thị phần sữa bột chưa cao
  • Lượng khách hàng tiềm năng cao và có nhu cầu lớn
  • Nhu cầu tiêu thụ sữa của người Việt tăng cao
  • Nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường
  • Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định
  • Khách hàng Việt Nam có xu hướng chuộng sữa ngoại

Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Vinamilk

Để trở thành một trong những thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam, Vinamilk đã có những chiến lược kinh doanh vô cùng hiệu quả. Vậy chiến lược kinh doanh của Vinamilk là gì?

Triết lý kinh doanh của Vinamilk

Theo Vinamilk Việt Nam, Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, Vinamilk luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách không ngừng cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định.

Mục tiêu chiến lược kinh doanh của Vinamilk

Về mục tiêu chiến lược kinh doanh của Vinamilk, Hội đồng Quản trị Vinamilk xác định tầm nhìn chiến lược dài hạn để định hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp tục duy trì vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam và tiến tới mục tiêu trở thành 1 trong Top 30 Công ty Sữa lớn nhất thế giới về doanh thu, Vinamilk xác định chiến lược phát triển với 3 trụ cột chính được thực thi, bao gồm:

  • Đi đầu trong việc đổi mới sáng tạo, mang tính ứng dụng cao: Tập trung vào ngành sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa, vốn là ngành kinh doanh cốt lõi tạo nên thương hiệu Vinamilk.
  • Củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa Việt Nam: Đẩy mạnh tập trung vào phân khúc sản phẩm cao cấp với nhiều giá trị gia tăng, đặc biệt ở khu vực thành thị.
  • Trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất Đông Nam Á: Tiếp tục thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới với chiến lược chuyển đổi mô hình xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình thức hợp tác sâu với các đối tác phân phối tại các thị trường trọng điểm mới.

Đọc thêm: Phân tích chiến lược thâm nhập thị trường của Vinamilk

Lợi thế cạnh tranh của Vinamilk

Đối với lợi thế cạnh tranh của Vinamilk, thương hiệu này có một số lợi thế so với đối thủ cạnh tranh như sau

Công nghệ kỹ thuật sản xuất hiện đại

Dù ở bất cứ thời đại nào, vào bất kỳ thời điểm nào, yếu tố quyết định đến sự sống còn của một thương hiệu chính là chất lượng sản phẩm.

Hiểu được điều đó, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại. Công nghệ sản xuất sữa và bột dinh dưỡng của công ty đều hiện đại và tiên tiến nhất, dựa trên công nghệ của các nước hàng đầu thế giới, nhằm đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, việc sở hữu những kỹ thuật sản xuất hiện đại là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Vinamilk.

Tiếp cận được với thị trường quốc tế phù hợp với nguồn lực công ty

Thông thường, các doanh nghiệp sẽ không có đủ tiềm lực tài chính để dẫn đầu tất cả các lĩnh vực, do vậy, cần tập trung nguồn lực vào một số lĩnh vực nhất định và dẫn đầu trong lĩnh vực đó.

Vinamilk lựa chọn định vị “chất lượng quốc tế” để nhấn mạnh với người tiêu dùng quốc tế rằng, các sản phẩm mang thương hiệu Vinamilk có chất lượng đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế, hoàn toàn có thể cạnh tranh với các thương hiệu sữa hàng đầu trên thế giới.

Lợi thế cạnh tranh này của Vinamilk góp phần rất tích cực vào việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm mang thương hiệu Vinamilk trên toàn thế giới. Thương hiệu Vinamilk trong tâm trí người tiêu dùng đo là “Sản phẩm Việt Nam mang chất lượng quốc tế”.

chat luong san pham vinamilk 1

Thương hiệu lâu năm và nổi tiếng 

Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1976, Vinamilk đã xây dựng lên một thương hiệu mạnh cho sản phẩm sữa tại thị trường Việt Nam. Thương hiệu Vinamilk được sử dụng từ khi công ty mới bắt đầu thành lập và hiện nay là một thương hiệu sữa được biết đến rộng rãi tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, với gần 40 năm lịch sử có mặt trên thị trường Việt Nam, Vinamilk có kinh nghiệm, am hiểu xu hướng và thị hiếu tiêu dùng, điều này giúp công ty tập trung, nỗ lực để xác định và hoàn thiện các đặc tính sản phẩm.

Phạm vi chiến lược kinh doanh của Vinamilk

Để có thể cạnh tranh, phạm vi chiến lược kinh doanh của Vinamilk là các phân khúc thị trường mà thương hiệu này hướng tới. Trong đó, Vinamilk tập trung vào các đối tượng khách hàng và khu vực, địa lý sẽ cung cấp sản phẩm. Từ việc xác định phạm vi chiến lược, công ty sẽ thực hiện thiết kế bao bì phù hợp cũng như nghiên cứu và phát triển những sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng.

Với số lượng mặt hàng đa dạng nên những phân khúc thị trường của Vinamilk được xác định dựa trên 3 cách sau.

  • Phân khúc thị trường theo địa lý: Dựa vào mật độ dân số và khả năng tiêu thụ sản phẩm, Vinamilk đã xác định 2 phân khúc thị trường chính của mình là thành thị và nông thôn. Trong đó, Vinamilk tập trung chủ yếu vào phân khúc khách hàng sinh sống ở các thành phố lớn.
  • Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học: Vinamilk dựa vào độ tuổi để phân chia ra các phân khúc thị trường khác nhau là trẻ em, người lớn và người già.
  • Phân khúc thị trường theo hành vi mua của khách hàng: Dựa vào trạng thái sức khỏe của khách hàng, Vinamilk đã phân đoạn thị trường theo hành vi mua của khách hàng là người bình thường, suy dinh dưỡng và người bị bệnh béo phì, tiểu đường.

Đọc thêm về các phân khúc thị trường của những thương hiệu nổi tiếng khác tại bài viết: Phân khúc thị trường là gì? 4 loại phân khúc thị trường phổ biến

phan khuc thi truong cua vinamil 1 1

Hoạt động chiến lược kinh doanh của Vinamilk

Đối với các hoạt động chiến lược kinh doanh của Vinamilk, thương hiệu này đã chú trọng vào việc phát triển và cải thiện những hoạt động như sau.

Nghiên cứu và phát triển

Sau gần 40 năm không ngừng đổi mới và phát triển, thương hiệu Vinamilk đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Không dừng lại ở đó, hiện nay, Vinamilk vẫn đang tiếp tục khẳng định mình với tinh thần luôn cải tiến, sáng tạo không chỉ về công nghệ sản xuất mà còn về chủng loại sản phẩm. Các sản phẩm của Vinamilk luôn đạt chất lượng hàng đầu theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng được sở thích của từng nhóm đối tượng sử dụng.

Đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Vinamilk luôn cập nhật các kiến thức mới nhất về công nghệ, cũng như tìm hiểu sâu sát thị trường trong và ngoài nước để tìm kiếm cơ hội và ý tưởng phát triển sản phẩm.

Ngày nay, xu hướng sử dụng thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên, tốt cho sức khỏe và sắc đẹp, đang là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Nắm bắt được nhu cầu đó, Vinamilk đã cho ra đời sản phẩm nước uống từ linh chi kết hợp với mật ong được chắt lọc tinh túy từ tự nhiên, tiện lợi cho khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe.

Ngoài ra, Vinamilk còn phát triển các sản phẩm giải khát từ thiên nhiên như nước táo kết hợp với nha đam tươi nguyên xác, nước mơ ngâm giữ được hương vị truyền thống của người Việt Nam,…

chien luoc kinh doanh cua vinami 1

Hiểu được phần lớn trẻ em không chịu ăn nhiều trái cây, rau củ trong khẩu phần ăn hàng ngày, Vinamilk đã nghiên cứu thành công và đưa ra thị trường ba loại sản phẩm nước trái cây: Cam, Dâu và nước rau quả (gồm 13 loại rau củ quả), bổ sung các Vitamin A, C, D3, chất xơ… cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

san pham cua vinamilk

Đặc biệt, để thoát khỏi lối mòn về các sản phẩm truyền thống, Vinamilk đã cho ra dòng sản phẩm sữa tươi hỗ trợ hệ miễn dịch, được bổ sung Vitamin D, A, C và một số dưỡng chất giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng khả năng chống chọi với bệnh tật; sữa đậu nành bổ sung Canxi, Vitamin D; sữa chua lợi khuẩn Probi với 2 mùi mới: dâu và dưa gang…

chien luoc kinh doanh vinamilk

Kỹ thuật công nghệ

Về kỹ thuật công nghệ, chiến lược kinh doanh của Vinamilk là sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến.

Nhà máy sữa của Vinamilk được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay. Nhà máy hoạt động trên một dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm.

Sữa tươi sau khi được kiểm tra chất lượng và qua thiết bị đo lường, lọc sẽ được nhập vào hệ thống bồn chứa lạnh (150 m3/bồn).

nha may cua vinamilk

Hệ thống tiệt trùng tiên tiến gia nhiệt sữa lên tới 140 độ C, sau đó sữa được làm lạnh nhanh xuống 25 độ C, giữ được hương vị tự nhiên và các thành phần dinh dưỡng, vitamin & khoáng chất của sản phẩm. Sữa được chuyển đến chứa trong bồn tiệt trùng chờ chiết rót vô trùng vào bao gói tiệt trùng.

chien luoc kinh doanh cua vinami

Ngoài ra, Vinamilk cũng thay đổi công nghệ quản lý chất lượng sản phẩm theo đối tượng sản phẩm sang quản lý chất lượng theo hệ thống mang tính khoa học như: ISO 9000-2000, HACCP (phân tích mối nguy hại và kiểm soát điểm tới hạn).

Hiện tại, tất cả các đơn vị thành viên của Vinamilk đã áp dụng ISO 9000-2000, HACCP và đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đồng bộ, đạt các chỉ tiêu môi trường của Việt Nam về BOD, COD, TSS…

Quản trị nhân sự

Tập trung vào đào tạo và cải thiện chất lượng nhân sự cũng là một hoạt động trong chiến lược kinh doanh của Vinamilk.

Sự lớn mạnh và thành công của Vinamilk trong suốt hành trình phát triển của mình là thành quả từ công sức và tâm huyết của tất cả những thành viên trong công ty, dưới sự chỉ dẫn và lãnh đạo sáng suốt của những nhân sự chủ chốt – những con người tài ba, bản lĩnh và luôn hết mình vì sự nghiệp chung của Vinamilk.

Để tuyển dụng nhân sự phù hợp, Vinamilk đã liên kết với các trường đại học nhằm tìm kiếm ứng viên sáng giá. Vinamilk cam kết hợp tác với các tổ chức phỏng vấn tuyển dụng những bạn trẻ có nguyện vọng làm việc tại các cơ sở trang trại sau khi tốt nghiệp đối với các bạn theo học ngành bác sĩ thú y hay kỹ sư chăn nuôi.

Bên cạnh đó, Vinamilk đã ký hợp đồng dài hạn với Trường Đại học Công nghệ sinh học ứng dụng Moscow thuộc Liên bang Nga để gửi con em cán bộ, công nhân viên sang học ở các ngành: công nghệ sữa và các sản phẩm từ sữa; tự động hóa quy trình công nghệ và sản xuất; máy móc thiết bị sản xuất thực phẩm; quản lý trong ngành sữa.

Về môi trường làm việc, Vinamilk luôn tôn trọng, trân trọng những đóng góp, ý kiến của nhân viên. Vì vậy nhân viên Vinamilk luôn được tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ. Vinamilk không có lối lãnh đạo áp đặt và ép buộc nhân viên phải đi theo một lối mòn. Nhân viên có thể tự do đưa ra những sáng kiến, đóng góp của mình để công ty trở nên hoàn thiện hơn.

Quản trị Marketing

chien luoc marketing cua vinamil e1693384964288

Về cách quản trị Marketing trong chiến lược kinh doanh của Vinamilk, thương hiệu này đã triển khai các chiến lược Marketing của mình theo mô hình Marketing Mix 4P.

Sản phẩm (Product)

Khi nhắc đến sản phẩm của Vinamilk, từ lúc khởi tạo đến lúc phát triển, Vinamilk luôn rất nỗ lực trong việc mở rộng danh mục sản phẩm với mục tiêu là mang tới dòng sữa sạch, tự nhiên và đáp ứng được những mong muốn đa dạng của người tiêu dùng, từ trẻ em, người lớn cho đến người già cũng như mong muốn mang lại cho họ dòng sữa sạch và tự nhiên nhất.

Với danh mục sản phẩm đa dạng và tốt cho sức khỏe cũng như đáp ứng được nhu cầu của tất cả mọi lứa tuổi và khách hàng, thương hiệu Vinamilk đã luôn được khách hàng nhớ đến và tin dùng, biến Vinamilk trở thành một trong những thương hiệu sữa của Việt Nam nổi tiếng nhất.

Giá (Price)

Đối với chiến lược giá của mình, những sản phẩm của Vinamilk mặc dù đều đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng giá lại thấp hơn nhiều so với các dòng sữa ngoại nhập. Ví dụ như sữa bột dành cho trẻ em của Vinamilk chỉ bằng một một phần ba giá của những dòng sữa khác trên thị trường.

Với mức độ cạnh tranh cao trên thị trường sữa, nếu Vinamilk tăng giá của mình lên bằng một nửa của các hãng khác, thị phần của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Bên cạnh đó, Vinamilk cũng cho rằng việc tăng giá bán sản phẩm sẽ làm giảm sức mua của người tiêu dùng do thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước.

Hệ thống phân phối (Place)

Hệ thống phân phối của Vinamilk tỏa rộng khắp cả nước trong cả 3 hình thức phân phối là bán buôn, bán lẻ (240.000 điểm bán lẻ) và cửa hàng phân phối trực tiếp (575 cửa hàng). Sản phẩm của Vinamilk cũng có mặt ở gần 1.500 siêu thị lớn nhỏ và gần 600 cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc và kênh thương mại điện tử www.giacmosuaviet.com.

Bên cạnh hệ thống kênh phân phối đa dạng, Vinamilk cũng đã áp dụng hệ thống quản lý bán hàng trực tuyến (DMS One) cho các nhà phân phối, bán lẻ và nhân viên kinh doanh trên cả nước từ cuối tháng 2/2013. Mỗi nhân viên bán hàng đã được trang bị một máy tính bảng kết nối 3G và GPS, các thông tin liên quan về hàng hóa sẽ được cập nhật thường xuyên.

Xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

Để có thể tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng, Vinamilk đã tiến hành quảng cáo sản phẩm đa kênh như quảng cáo trên fanpage, quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo ngoài trời, phát triển video trên youtube,…Bên cạnh đó là việc thường xuyên thay đổi, làm mới nội dung, hình thức quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý từ người tiêu dùng.

Đọc chi tiết hơn về chiến lược Marketing Mix 4P của Vinamilk tại bài viếtPhân tích chi tiết chiến lược Marketing Mix của Vinamilk 

Quản trị tài chính

Theo như báo cáo tài chính quý IV năm 2020 của Vinamilk, số dư tiền thuần tại thời điểm 31/12/2020 là 12.142 tỷ đồng, tương ứng 1/4 tổng tài sản và tăng 23,6% so với thời điểm đầu năm. Tại ngày 31/12/2020, cổ phiếu Vinamilk đóng cửa ở mức giá 108.800 đồng, tương ứng hệ số P/E 12 tháng gần nhất ở mức 22.6x (Vinamilk ước tính). Tại mức giá này, cổ phiếu Vinamilk đã ghi nhận mức tăng 12.9% tính từ đầu năm.

Doanh thu thuần nước ngoài đạt 8.794 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu trực tiếp đóng góp 5.561 tỷ đồng và các chi nhánh nước ngoài đóng góp 3.233 tỷ đồng. Với mức tăng trưởng doanh thu 7,4% so với 2019, hoạt động xuất khẩu của Vinamilk trong năm 2020 đã tạo nhiều dấu ấn trong bối cảnh khó khăn chung, đóng góp tích cực cho ngành sữa cả nước.

Song song với việc tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh sang các thị trường truyền thống, Vinamilk liên tiếp ghi nhận tin tức tích cực về xuất khẩu đến các quốc gia như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á cũng như phát triển thị trường mới tại khu vực Châu Phi… Như vậy, tính từ khi bắt đầu xuất khẩu (năm 1997) đến nay, sản phẩm Vinamilk đã có mặt tại 56 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch đạt hơn 2,4 tỷ USD.