Tại Việt Nam, khi nhắc đến thương hiệu “xe ôm công nghệ” nổi tiếng thì ta không thể không đề cập đến Grab – ứng dụng đặt xe online tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng. Để đạt được thành công như ngày hôm nay tại Việt Nam, Grab đã xây dựng và triển khai các chiến lược Marketing hiệu quả theo mô hình Marketing Mix 4P. Hãy cùng tìm hiểu chiến lược Marketing của Grab theo mô hình 4P tại bài viết dưới đây.
l. Giới thiệu tổng quan về Grab
Theo Wikipedia, Grab (trước đây gọi là GrabTaxi) là một công ty công nghệ có trụ sở tại Singapore chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe hơi tại Singapore và các quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Campuchia.
Có thể nói, Grab xuất hiện như một làn gió mới trong việc di chuyển tại các nước Đông Nam Á. Khách hàng có thể di chuyển nhanh chóng hơn so với taxi do ứng dụng công nghệ vào việc gọi xe nhưng lại vô cùng đảm bảo so với xe ôm truyền thống.
Grab hiện đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ tại 8 quốc gia và 195 thành phố thuộc khuôn khổ Đông Nam Á. Ứng dụng di động đặt xe công nghệ này được thống kê là đã có tới 90 triệu thiết bị sử dụng. Mỗi ngày có hơn năm triệu người sử dụng. Hơn 2 triệu tài xế tính tới thời điểm hiện tại. Và chiếm tới 95% thị trường xe ôm công nghệ trên toàn thế giới.
Grab thực hiện dịch vụ di chuyển của mình trên ứng dụng do chính công ty cung cấp. Người gọi xe có thể dùng ứng dụng này để đặt xe (xe máy, ô tô, taxi, giao hàng, thức ăn). Chỉ cần nhập điểm đón và điểm đến, ứng dụng sẽ tự động tính phí cho quãng đường. Công đoạn tiếp theo chỉ đơn giản là đặt xe và đợi tài xế đến đón.
Grab sẽ là cầu nối cho các đối tác tài xế có xe rảnh và muốn kiếm thêm thu nhập với khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ xe ôm công nghệ. Đây sẽ là cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu và lợi nhuận cho cả hai bên. Đồng thời giải quyết được các vấn đề giao thông đông đúc tại Việt Nam.
Grab cung cấp tất cả dịch vụ trên nền tảng ứng dụng điện thoại. Thương hiệu này hướng tới việc giúp khách hàng đi lại thuận tiện hơn. Và theo thời gian, Grab cũng gần như mở rộng các dịch vụ của mình, tạo sự tiện lợi và nhanh chóng cho các khách hàng.
Ban đầu, khi mới vừa gia nhập thị trường Việt Nam, Grab chỉ có các dịch vụ cơ bản như: GrabBike, GrabCar, GrabTaxi… Kể từ năm 2017, các dịch vụ mới ra đời như một cách để cạnh tranh các đối thủ Go Viet, Bee… có thể kể đến như Grab đi tỉnh, GrabExpress, GrabFood và gần đây là GrabHour.
ll. Phân tích chiến lược Marketing Mix của Grab tại Việt Nam
Tại Việt Nam, khi nhắc đến thương hiệu “xe ôm công nghệ” nổi tiếng thì ta không thể không đề cập đến Grab – ứng dụng đặt xe online tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng. Người sử dụng Grab Grab có thể tiết kiệm được không chỉ tiền xe, mà còn là thời gian quý báu của mình.
Không hề quá khi ta nói: Grab đã tiên phong tạo ra một cách thức di chuyển mới tại Đông Nam Á. Chú trọng giải quyết vấn đề, nỗi đau (pain points) của khách hàng, Grab đã phát triển từ một công ty nhỏ tại Malaysia thành một công ty có phạm vi hoạt động tại nhiều nước Đông Nam Á.
Để đạt được thành công như ngày hôm nay tại Việt Nam, Grab đã xây dựng và triển khai các chiến lược Marketing hiệu quả theo mô hình Marketing Mix 4P. Vậy chiến lược Marketing của Grab tại Việt Nam là gì? Grab đã xây dựng chiến lược Marketing Mix theo mô hình 4P như thế nào?
1. Chiến lược Marketing của Grab về sản phẩm (Product)
Đối với chiến lược Marketing của Grab về sản phẩm, Grab đã sử dụng chiến lược đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình.
Sản phẩm dịch vụ Grab rất đa dạng: từ GrabTaxi, GrabBike, GrabCar, GrabExpress và gần đây là GrabShare hiện đã có mặt tại Việt Nam. Sản phẩm của Grab đã được chứng nhận chất lượng ISO 9001:2015. Thương hiệu Grab luôn phát triển sản phẩm của mình để đạt được chất lượng tốt nhất, bám sát vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng. GrabExpress (dịch vụ giao hàng) là sản phẩm của Grab mà Uber không có.
Grab thường đặt khách hàng làm trung tâm trong quá trình phát triển dịch vụ của mình. Grab luôn cố gắng phát triển sản phẩm qua việc lắng nghe khách hàng của mình cũng như nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng trước khi gia nhập vào thị trường mới.
Các dịch vụ nổi tiếng của Grab có thể được kể đến như:
- GrabCar: Dịch vụ đặt xe hơi riêng, giúp khách hàng di chuyển tiện lợi, thoải mái với giá cước biết trước. Khách hàng có thể tùy chọn GrabCar 4 chỗ hoặc GrabCar 7 chỗ tùy theo nhu cầu đi lại.
- GrabShare: Dịch vụ đi chung xe GrabShare cho phép khách hàng chia sẻ chuyến xe với hành khách khác có cùng hướng đi, tiết kiệm chi phí lên đến 30% so với dịch vụ GrabCar thông thường.
- GrabBike: Dịch vụ đặt xe máy, giúp khách hàng di chuyển nhanh chóng và an toàn. Hiện GrabBike còn có dịch vụ GrabBike Premium – đặt xe máy cao cấp với nhiều dòng xe cao cấp.
- GrabTaxi: Dịch vụ đặt xe Taxi (4 hoặc 7 chỗ tùy theo nhu cầu), giá cước GrabTaxi được tính theo đồng hồ trên xe.
- GrabExpress:: Dịch vụ giao hàng bằng xe máy của Grab. GrabExpress có mặt tại Hà Nội và Tp.HCM, giúp khách hàng giao nhận hàng dễ dàng và thuận tiện.
Ngoài ra, Grab cũng cung cấp đa dạng các dịch vụ thanh toán như:
- Tiền mặt
- GrabPay: Phương thức thanh toán chuyến đi bằng thẻ Credit hoặc Debit Quốc tế. Khách hàng chỉ cần nhập thông tin thẻ 1 lần duy nhất, thoải mái đi lại với nhiều ưu đãi hấp dẫn.
- GrabPay Credits: Phương thức nạp thêm phí vào tài khoản trên ứng dụng Grab (tương tự hình thức nạp thẻ điện thoại), giúp tối ưu hóa việc thanh toán cho các khách hàng chưa có thẻ tín dụng và không cần dùng tiền mặt.
Grab luôn không ngừng nghiên cứu và mang tới các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiện tại, các dịch vụ như Grabfood – giao đồ ăn online hay GrabExpress – dịch vụ giao hàng toàn quốc cũng nhận được sự ủng hộ và ưa thích từ đông đảo người dân Việt Nam, chứng minh được tầm ảnh hưởng của thương hiệu này.
2. Chiến lược Marketing của Grab về giá (Price)
Đối với chiến lược Marketing của Grab về giá (Price), thay vì như các hãng taxi khi phục vụ cho khách hàng, khách hàng không chủ động được về giá thì Grab lại cho khách hàng biết trước giá phải trả cho dịch vụ trước khi sử dụng.
Thêm vào đó việc định giá sản phẩm hợp lý cùng với mức độ ổn định cao với mục đích hướng tới đối tượng khách hàng ở mọi người phân khúc từ học sinh, sinh viên đến người làm công việc chức hay giới thượng lưu .
Về phía đối thủ của Grab như Uber, Grab đã có chiến lược linh hoạt đó là khách hàng có thể trả phí dịch vụ bằng tiền mặt. Điều này hoàn toàn phù hợp với thói quen của người Đông Nam Á, đặc biệt là người Việt Nam.
Bên cạnh đó, Grab cũng có những chương trình khuyến mãi tích điểm thành viên đối với các chương trình tri ân khách hàng. Những chương trình này giúp Grab ngày càng thu hút một số lượng lớn khách hàng trung thành và ngày càng có thêm nhiều khách hàng mới tin dùng dịch vụ của Grab.
Mục tiêu định giá của Grab cho dịch vụ của mình là thu hút thị trường mục tiêu bằng các tính năng hữu dụng, cung cấp các chuyến đi nhanh chóng với chi phí hợp lý. Vì vậy, Grab đã áp dụng chiến lược định giá động cho dịch vụ đặt xe dựa vào việc sở hữu các tính năng đặc biệt tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh.
Định giá linh động có thể được hiểu là định giá theo yêu cầu hoặc định giá dựa trên thời gian. Đây là một chiến lược giá linh hoạt trong đó giá bán dao động dựa trên thị trường và nhu cầu của khách hàng.
Quá trình đưa ra quyết định đằng sau chiến lược định giá linh động này diễn ra như sau: Những thuật toán được phát triển dựa vào machine-learning sẽ giúp doanh nghiệp phát triển các mô hình thuật toán mới dựa vào nhu cầu thị trường và các chiến lược của đối thủ cạnh tranh. Quá trình dựa trên dữ liệu này cho phép các doanh nghiệp điều chỉnh giá sản phẩm của họ liên tục trong vòng vài giây.
Vì vậy, dựa vào nhu cầu thị trường và chiến lược của đối thủ cạnh tranh, Grab đã thu hút khách hàng thành công nhờ vào chiến lược định giá động, phù hợp với đối tượng khách hàng mà Grab hướng tới.
Đọc thêm: Top 10 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến trong marketing
3. Chiến lược Marketing của Grab về hệ thống phân phối (Place)
Chiến lược Marketing của Grab về hệ thống phân phối đó là xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp và đa dạng.
Grab có hệ thống phân phối khá đa dạng, bao gồm cả hình thức trực tiếp và hình thức gián tiếp.
Đối với hệ thống phân phối trực tiếp, khách hàng chỉ cần có điện thoại kết nối internet là có thể thoải mái sử dụng mọi dịch vụ của Grab mà không cần tốn nhiều thời gian.Khách hàng có thể dễ dàng, nhanh chóng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của Grab bằng cách tải ứng dụng Grab về máy.
Điện thoại thông minh/các sản phẩm công nghệ số dường như đã trở thành vật bất ly thân trong thời đại ngày nay, vì vậy việc phân phối dịch vụ qua ứng dụng/nền tảng công nghệ số là một nước đi khôn ngoan của công ty.
Ngoài ra, khách hàng có thể dễ dàng bắt gặp tài xế của Grab tại các khu vực như trung tâm mua sắm, khu vực thành phố lớn, khu văn phòng, khu công nghiệp và sân bay. Đây là nơi tập trung phần lớn khách hàng có nhu cầu đi lại cao, dễ dàng cho Grab trong việc thu hút và khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.
Grab cũng xem xét kỹ lưỡng số liệu thống kê lịch sử chở khách của mình, tìm ra các lộ trình, điểm đi, điểm đến có đông khách hàng gọi xe nhất. Từ đó, hãng sẽ thông báo, gợi ý các tài xế di chuyển về khu vực chính cho hành khách. Điều này sẽ làm tăng tỷ lệ lệnh đặt xe, giảm tỷ lệ hủy đặt, tiết kiệm thời gian di chuyển cho tài xế và tăng sự thỏa mãn/hài lòng của khách hàng, do đó tăng lợi nhuận cho hãng.
4. Chiến lược Marketing của Grab về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
Đối với chiến lược Marketing của Grab về xúc tiến hỗn hợp (Promotion), Grab tập trung triển khai các chiến dịch quảng cáo sáng tạo và tận dụng mạng xã hội (social media marketing) để thu hút khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu.
Đọc thêm: 4C trong Marketing là gì & 4 bước áp dụng mô hình 4C Marketing hiệu quả
Chiến dịch quảng cáo
Việc chiến khai các chiến dịch quảng cáo sáng tạo là một trong những chiến lược Marketing của Grab hiệu quả để thu hút khách hàng.
Vì đối tượng Grab hướng tới chủ yếu là giới trẻ nên công ty tập trung vào các chiến dịch marketing sáng tạo, gần gũi với khách hàng. Ví dụ như chiến dịch Star Wars của thương hiệu. Chiến dịch là sự hợp tác ăn ý giữa Grab và Walt Disney Đông Nam Á nhằm quảng bá bộ phim “Star Wars: The Last Jedi” – một bộ phim được yêu thích bởi đông đảo các bạn trẻ. Điều này đã giúp Grab có thể gắn kết được với đối tượng khách hàng mục tiêu của mình hơn.
Bên cạnh đó, chiến dịch mùa Tết của Grab: “Tết đủ đầy” cũng là một chiến lược Marketing hiệu quả của Grab. TVC quảng cáo trong chiến dịch này của Grab dựa trên những câu chuyện có thật và truyền tải những thông điệp nhân văn. Từ đó, Grab mong muốn trở thành một người bạn đồng hành gần gũi trong cuộc sống của người Việt. Chiến dịch này đã xoa dịu các bác tài xế cũng như những khách hàng của Grab trước một năm đầy khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Tận dụng social media marketing cũng là một chiến lược Marketing của Grab.
Grab sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Youtube và Twitter để nắm bắt đối tượng thị trường mục tiêu, tăng nhận thức về thương hiệu của Grab thông qua các bài đăng được chia sẻ. Điều này không chỉ giúp đạt hiệu quả tăng doanh số bán hàng mà còn tác động tới cảm xúc, nhận thức của khách hàng thông qua hình ảnh và âm thanh.
Ví dụ: Grab đã tạo ra một cộng đồng hashtag để người tiêu dùng chia sẻ và tương tác, kể về những trải nghiệm của họ với Grab, khuyến khích những phản hồi mang tính xây dựng để cải thiện chất lượng dịch vụ.
Bên cạnh đó, Grab cũng hiểu được xu hướng trend của giới trẻ trên mạng xã hội.
Chiến dịch “Grab liên hoàn Deal – Cần gì cũng chiều” là một trong những chiến dịch được ra mắt vào khoảng tháng 9/2020, cũng là thời điểm mà chương trình Rap Việt bắt đầu chiếm vị trí ưu tiên trong lòng khán giả. Khi mà mỗi tập phát sóng của Rap Việt đều bùng nổ với những yếu tố mới lạ và được đông đảo khán giả hâm mộ chờ đón mỗi tuần, tất cả hình ảnh của giám khảo hay thí sinh trong chương trình đều là những cái tên được khắp các trang mạng xã hội đăng tải thường xuyên.
Hiểu được độ hot của Rap Việt trên mạng xã hội, Grab và Rapper Suboi – nữ rapper đời đầu của rap Việt đã kết hợp với nhau trong chiến dịch này. Đây thực sự là chiến dịch bùng nổ đúng thời điểm vì đã mang lại thông điệp được khai thác một cách hiệu quả từ nhu cầu cũng như thói quen của thế hệ trẻ – thế hệ thích làm những điều mình thích, mạnh mẽ thể hiện cá tính của mình. Tận dụng được sức nóng mà chương trình về Rap đang được bàn luận thường xuyên, Grab đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng và tung ra một chiến dịch thực sự đúng đắn.
Tổng kết
Từ sự thành công của Grab, ta có thể thấy chiến lược Marketing của Grab là những chiến lược đáng để học hỏi. Sự am hiểu thị trường, luôn đặt khách hàng làm trung tâm cùng chiến lược Marketing thông minh theo mô hình 4P giúp doanh nghiệp này nhanh chóng sở hữu được lợi thế cạnh tranh trên những quốc gia mà Grab đặt bước chân đầu tiên đến.