Tính sáng tạo và khả năng tùy chỉnh cao của pattern trong thiết kế là điều không designer nào có thể bỏ qua. Vậy đối với một thương hiệu, pattern có những ứng dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Nếu bạn đang đọc bài viết này và là một newbie, vẫn còn chưa rõ về khái niệm pattern, hãy tham khảo bài viết Pattern là gì? Các loại pattern thường gặp trong thiết kế để hiểu rõ hơn nhé.
1. Tại sao thương hiệu của bạn nên dùng pattern?
1.1: Pattern gây ấn tượng mạnh với người xem
Não bộ của chúng mình nhận biết và ghi nhớ pattern dễ dàng hơn những hình ảnh khác. Việc sử dụng pattern trong bộ nhận diện vừa giúp khách hàng nhận ra thương hiệu trong tích tắc, vừa giúp họ ghi nhớ “bộ mặt” của thương hiệu lâu hơn đó.
1.2: Truyền tải thông điệp một cách dễ dàng
Màu sắc là một công cụ truyền tải thông điệp vô cùng hữu hiệu, nhưng pattern có thể làm nhiều hơn thế. Không chỉ dừng lại ở thông điệp, pattern còn thể hiện chính xác nhất tính cách thương hiệu và đặc điểm sản phẩm; điều này sẽ giúp bạn “giáo dục” (educate) khách hàng mục tiêu tốt hơn về đứa con tinh thần của mình đó.
Ví dụ, pattern kẻ sọc sẽ phù hợp với những thương hiệu mang phong cách preppy, trang nhã; pattern theo phong cách art deco chính là “người bạn thân” của những thương hiệu mang đậm hơi thở vintage; một thương hiệu cá tính sẽ chuộng những pattern hình họa ấn tượng;…
1.3: Tăng độ nhận diện & tính nhất quán
Đối với một thương hiệu, pattern sẽ bao gồm một hoặc nhiều yếu tố được sử dụng trong bộ nhận diện (logo, màu sắc,…). Điều này sẽ tăng tính nhất quán cho thương hiệu của bạn, giúp độ phủ sóng tăng cao hơn mà bạn không phải lặp đi lặp lại những thiết kế cũ một cách nhàm chán.
2. Bí kíp sử dụng pattern trong bộ nhận diện thật hiệu quả
2.1: Pattern phải cân bằng với các chi tiết khác
Pattern khi đứng một mình đã vô cùng nổi bật bởi nó gồm rất nhiều thành phần. Vậy nên, khi thiết kế bộ nhận diện, bạn cần đảm bảo rằng nó không lấn át các thông tin quan trọng khác (tên, giới thiệu sản phẩm, logo,…). Một tips nhỏ cho các designer là hãy hạn chế những hình vẽ quá rườm rà và tăng khoảng cách giữa chúng để tổng thế thiết kế hài hòa, cân bằng hơn.
2.2: Pattern phải phù hợp với thương hiệu
Pattern rất hữu hiệu trong việc truyền tải cảm xúc tới người xem. Để lựa chọn pattern phù hợp, trước hết designer cần nắm rõ về khách hàng mục tiêu và thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải. Ví dụ, pattern hoa là một loại pattern phổ biến trong thiết kế nhưng bạn không thể dùng nó cho bất kì thương hiệu nào. Thử tưởng tượng business card của một văn phòng luật lại có pattern hoa đầy màu sắc trên đó – không hề hợp lý chút nào phải không? Tuy nhiên, nếu đó là của một cửa hàng hoa hoặc một hãng mỹ phẩm thì pattern hoa lại là lựa chọn tuyệt vời bởi nó gợi lên cảm giác nữ tính, nhẹ nhàng.
2.2: Màu sắc của pattern
Khi chọn màu cho pattern, chúng mình thường sử dụng ngay màu của thương hiệu. Điều này hoàn toàn hợp lý, nhưng bạn hoàn toàn có thể thêm vào một vài tông màu khác. Hãy đảm bảo rằng bạn nắm rõ được đối tượng mà thương hiệu hướng tới. Những tông màu sáng và rực rỡ sẽ phù hợp với học sinh-sinh viên; trong khi những tông màu trầm hoặc màu pastel sẽ là lực chọn thích hợp với đối tượng trưởng thành hơn. Nếu bạn nhắm đến nhóm người hiện đại, có mức sống cao thì hãy lựa chọn màu sắc thật tối giản nhé.
Thương hiệu của bạn vẫn đang trong quá trình hình thành và bạn chưa biết chọn màu sắc nào cho phù hợp? Đừng lo lắng quá bởi chúng mình đã có bí quyết chọn màu cho thương hiệu cực hiệu quả rồi đây.
3. 10 mẫu pattern truyền cảm hứng
Nếu bạn đang muốn áp dụng pattern vào bộ nhận diện thương hiệu của mình, hãy tham khảo 10 mẫu pattern dưới đây để lấy cảm hứng.
1. Thiết kế bao bì sản phẩm Castella Chocolateria (99Designs)
2. Bộ nhận diện thương hiệu Akemme (Behance)
3. Bộ nhận diện thương hiệu Maltesa (Behance)
4. Bao bì dòng mỹ phẩm Pari Satiss (Behance)
5. Bao bì sản phẩm trà Sophia’s Tea (Behance)
6. Bao bì sản phẩm Nutria (Behance)
7. Ấn phẩm truyền thông sự kiện Musei di Pistoia (Behance)
8. Bao bì sản phẩm GRANDE (Behance)
9. Bộ nhận diện thương hiệu Cà Phê Con Leche (Behance)
10. Bộ nhận diện thương hiệu cá nhân của designer Cancan Kwok (Behance)
Lời kết,
Hy vọng sau bài viết này, bạn đã nắm được ứng dụng của pattern đối với một thương hiệu.