Ngày nay, Internet trở thành một công cụ hữu ích ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Trên thực tế, có tới hơn 4 tỷ người sử dụng Internet như một công cụ thường nhật, tính đến năm 2018.
Marketing về bản chất, vốn vẫn là việc thực hiện những phương thức khác nhau (như quảng cáo trên TV, báo in, báo điện tử hay billboard) để truyền đạt thông điệp của doanh nghiệp tới đối tượng khách hàng mục tiêu.
Internet đã cung cấp một giải pháp tuyệt vời để những nhà quản trị có thể tiếp cận tới đối tượng khách hàng mà họ mong muốn: thu hẹp phạm vi khách hàng trọng tâm, tính chỉnh content phù hợp, xây dựng mối quan hệ rộng dài với khách hàng, và nhiều hơn thế nữa.
>>> Khám phá: Content Marketing là gì? Xây dựng chiến lược nội dung hiệu quả; 14 Chiến lược Marketing kinh điển của thế giới
Nhưng Internet cũng tiềm ẩn mặt trái của nó. Trên một thế giới, nơi ai cũng có thể nói lên tiếng nói của mình, mọi thứ dường như trở nên chật hẹp hơn. Trước thách thức ấy, doanh nghiệp phải làm gì để khẳng định mình, định vị bản thân khác biệt so với những đối thủ cạnh tranh khác?
Câu trả lời nằm ở “Online marketing.”
Online marketing sử dụng các kênh digital, bao gồm email, nền tảng mạng xã hội, website, bộ máy tìm kiếm để truyền đạt thông điệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận với đối tượng mình mong muốn. Khác với phương thức marketing truyền thống, marketing online khuyến khích doanh nghiệp xây dựng mối tương tác hai chiều giữa họ với khách hàng, nhằm xây dựng và củng cố mối quan hệ bền lâu giữa hai bên.
Không còn bàn cãi gì nữa, online marketing chính là yếu tố quyết định làm nên sự thành công của các doanh nghiệp trong thời đại hiện nay. Nhưng marketing online cũng chứa đựng nhiều thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu sâu để vạch ra cho mình đường lối chiến lược đúng đắn.
Dưới đây là cẩm nang toàn diện nhất về online marketing, có thể giúp bạn tiếp cận tới đúng người, đúng thời điểm, trong cộng đồng cư dân hơn 4 tỷ người trên Internet.
>>> Tìm hiểu kiến thức cơ bản về Marketing Mix; Mô hình Marketing 4Cs
Marketing online là gì?
Marketing online, hay còn được biết đến là internet marketing là một hình thức marketing sử dụng internet để truyền đạt thông điệp truyền thông của doanh nghiệp tới khách hàng, thông qua các kênh digital như email, website, mạng xã hội hay bộ máy tìm kiếm.
Chiến lược marketing online bao gồm các hoạt động như thiết kế website, SEO, email, mạng xã hội, PPC, và một số các phương thức khác.
>>> Tìm hiểu định nghĩa cơ bản nhất về Marketing
1. Marketing online để thu hút khách hàng mới
Doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến lược marketing online để thu hút khách hàng mới. Để thực hiện được điều này, bạn cần tập trung vào những công cụ như Facebook ads (quảng cáo trả tiền trên nền tảng mạng xã hội), tận dụng hoạt động marketing trên các bộ máy tìm kiếm lớn, hay thiết kế web.
Ví dụ, bạn có thể tận dụng công cụ Lookalike Audiences có sẵn của Facebook để truyền thông điệp tới đối tượng người dùng Facebook gần với đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bạn nhất.
Hay, bạn có thể chi một khoản ngân sách tương đối để sử dụng các influencer có tầm ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội để truyền bá hình ảnh sản phẩm / dịch vụ của bạn.
>>> KOLs là gì? Sự khác biệt của KOL và Influencer
Các công cụ trả tiền có thể tiếp cận nhanh tới đối tượng khách hàng mà bạn mong muốn, nhưng hiệu quả của nó như thế nào sẽ tùy thuộc vào hoạt động nghiên cứu thị trường ban đầu. Do đó, bạn nên thực hiện A/B testing, trước khi doanh nghiệp có thể phung phí quá nhiều tiền mà hiệu quả đem về chưa chắc đã lớn.
Ngoài ra, để thu hút đối tượng khách hàng mới, doanh nghiệp cũng duy trì sự hiện diện của mình trên kết quả của các bộ máy tìm kiếm lớn (sử dụng SEM). Theo số liệu thống kê của Hubspot, có tới 89% khách mua hàng trên nền tảng B2B và 81% người tiêu dùng thông thường sử dụng Internet để khảo sát thị trường trước khi thực sự mua hàng.
Rõ ràng, doanh nghiệp phải tối ưu hóa từ khóa trên các bộ máy tìm kiếm để có thể tiếp cận nguồn khách hàng đầy tiềm năng như trên.
Có chiến lược SEM – Search Engine Marketing mạnh cũng tác động tới doanh số bán hàng trực tuyến. Có tới 78% số người tìm kiếm sản phẩm trên nền tảng các thiết bị di động được chuyển đổi thành hành vi mua hàng vật lý thực sự. Chưa kể, một nửa trong số khách hàng lướt web để khảo sát thị trường sẽ thực sự ghé thăm các cửa hàng vật lý của các doanh nghiệp.
Thêm nữa, doanh nghiệp nên sử dụng nguồn lực sẵn có của mình để đầu tư vào hoạt động thiết kế website. Một khi khách hàng tiếp cận những thông tin trên web của doanh nghiệp bạn, họ có xu hướng tin tưởng hơn vào sản phẩm, dẫn đến tỷ lệ mua hàng / sử dụng dịch vụ cũng sẽ cao hơn.
Bởi vậy, việc thiết kế một website thân thiện với người dùng (trên cả nền tảng desktop và di động) là một điều vô cùng quan trọng trong chiến lược online marketing.
2. Marketing online giúp duy trì nhóm khách hàng trung thành
Marketing online đâu chỉ mang lại cho doanh nghiệp những đối tượng khách hàng mới, nó còn giúp duy trì sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp. Ngoài ra, việc thu hút khách hàng mới cũng tốn chi phí tới 5 lần so với việc giữ đối tượng khách hàng cũ, nên rõ ràng, việc duy trì nguồn khách có sẵn là một việc làm tối quan trọng.
Để duy trì đối tượng khách hàng trung thành, doanh nghiệp bạn cần sử dụng email, blog, mạng xã hội để xây dựng cộng đồng online vững chắc. Doanh nghiệp nên cân nhắc việc cá nhân hóa email gửi tới đối tượng khách hàng mục tiêu.
Ví dụ như, bạn có thể gửi mã discount qua mail dựa trên những sản phẩm trước đây họ từng đặt mua trên website của bạn, gửi lời chúc sinh nhật tới họ, hoặc nhắc họ tham gia những sự kiện lớn tiếp theo của doanh nghiệp). Nhưng trước tiên, bạn cũng cần lưu tâm việc thiết lập danh sách tệp khách hàng cần gửi mail để nâng cao hiệu quả Marketing.
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên sử dụng các nền tảng mạng xã hội để củng cố giá trị thương hiệu, và tương tác trực tiếp với khách hàng.
Bạn có thể thiết lập những bài post với nội dung thú vị trên Facebook, chụp một vài tấm hình lung linh huyền ảo về sản phẩm trên Instagram, và thường xuyên trả lời inbox của khách hàng trên Messenger để duy trì sự tương tác của hai bên.
>>> Marketing Trên Facebook Hay Instagram Tốt Hơn?
6 chiến lược Marketing Online cơ bản
1. Thiết kế website thân thiện với người dùng.
2. Tối ưu hóa kết quả trên các nền tảng công cụ tìm kiếm lớn.
3. Sử dụng email marketing để thực hiện các chiến dịch marketing.
4. Truyền đạt các phát biểu truyền thông chính thức trên nền tảng online.
5. Tạo 1 trang blog.
6. Thiết lập các chiến dịch marketing trên mạng xã hội.
Bí quyết xây dựng chiến lược Online marketing thành công:
1. Lựa chọn đúng keyword và tối ưu hóa kết quả trên bộ máy tìm kiếm.
2. Xây dựng website thân thiện với người dùng, và thân thiện với các thiết bị di động.
3. Thường xuyên post bài trên blog.
4. Thực hiện các chiến dịch email marketing.
5. Khuyến khích khách hàng thực hiện các hoạt động conversion trên mạng xã hội.
6. Thường xuyên phát hành các thông điệp truyền thông của doanh nghiệp trên nền tảng trực tuyến.
7. Thực hiện các chiến dịch marketing trả tiền trên các nền tảng mạng xã hội.
>>> Sử dụng Customer Journey để tối ưu hóa hoạt động tương tác với khách hàng trên nền tảng Marketing online
Một số dẫn chứng thực tế về Marketing Online
Tham khảo 1 số case study về thương hiệu trên thế giới thực hiện các chiến dịch Marketing Online của mình:
1. Mạng xã hội: Chiến dịch “I Will What I Want” của Under Armour
Under Armour là một doanh nghiệp sản xuất giày dép, quần áo thời trang nổi tiếng ở Hoa Kỳ. Trong năm 2018, doanh nghiệp này thường xuyên sử dụng hashtag “I will what I want” trên các nền tảng digital marketing nhằm truyền tải thông điệp tới đối tượng khách hàng mục tiêu, những người phụ nữ năng động, hiện đại, rằng hãy sống theo những đam mê khát vọng của họ, bất chấp những chông gai, thách thức mà những người phụ nữ ấy có thể sẽ vấp phải.
Hashtag này, được sử dụng đầu tiên bởi nghệ sỹ múa bale nổi tiếng Misty Copeland. Sau đó, nó nhanh chóng trở thành trào lưu và được sử dụng rộng rãi bởi những người nổi tiếng khác trên Facebook và các nền tảng mạng xã hội khác.
Chiến dịch marketing này được thực hiện nhằm truyền đi thông điệp mạnh mẽ về sự bình đẳng giới, nhấn mạnh tới những giá trị mà Under Armour đem lại tới khách hàng của họ.
Chiến dịch cũng khéo léo tận dụng làn sóng #metoo của chị em phụ nữ trong suốt thời gian gần đây, thu hút tới 5 tỷ lượt tương tác trên tất cả các nền tảng mạng xã hội, tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp lên 28%, kéo tới 42% lượt traffic trên website của Under Armour.
2. Email: JetBlue
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không này thường xuyên sử dụng email marketing để tương tác với đối tượng khách hàng có sẵn.
Nhưng có lẽ, chiến dịch “Where’d You Go? Want to Buy This?” của JetBlue (tạm dịch là: Bạn muốn đi đâu thế? Có muốn mua thứ này không?) thực sự trở thành hình mẫu với các doanh nghiệp khác trong việc lên kế hoạch và thực hiện chiến dịch email marketing hiệu quả.
Công ty, tận dụng kỷ niệm 1 năm ngày khách hàng đăng ký nhận mail của JetBlue làm đòn bẩy để truyền đạt các thông điệp truyền thông marketing tới họ. Ngoài ra, đây cũng là một phương thức rất thú vị, vừa hài hước, vừa thân quen, lại rất khéo léo gợi nhắc những mã giảm giá mà JetBlue đang có tới khách hàng.
3. Mạng xã hội: Disney và Make-A-Wish với chiến dịch “Share Your Ears”
Disney và Make-A-Wish (một tổ chức phi lợi nhuận, giúp những trẻ em có hoàn cảnh không may mắn trong cuộc sống thực hiện những điều ước mà các em mong muốn) là hai tổ chức, đối tác lâu năm. Nay, hai bên cùng nhau thực hiện chiến dịch “Share Your Ears” nhằm quyên góp quỹ từ thiện cho tổ chức Make-A-Wish.
Bằng việc mỗi cá nhân post một hình ảnh lên Facebook, Twitter hay Instagram với hashtag #ShareYourEars, Disney sẽ trích $5 vào quỹ của Make-A-Wish.
Disney dự kiến ban đầu sẽ chỉ quyên góp $1 triệu vào quỹ, như sự thành công của chiến dịch đã khiến Disney quyết định nhân đôi số tiền quyên góp nói trên. Chiến dịch cũng thu hút tới 420 triệu lượt tiếp cận trên các nền tảng, làm tăng lượt truy cập các nền tảng mạng xã hội của tổ chức Make-A-Wish lên 330%.
Hiệu quả của chiến dịch này như một mũi tên trúng rất nhiều đích: vừa nâng cao mức độ nhận thức thương hiệu của Make-A-Wish, xây dựng cộng đồng xã hội đông đảo, cũng như nâng cao nhận thức tích cực của công chúng đối với thương hiệu Disney.
4. SEO: Trường hợp của Pipedrive
Pipedrive là một nền tảng cung cấp hệ thống quản trị khách hàng – bán hàng cho các doanh nghiệp (sales CRM). Thật thú vị, là Pipedrive đã thống trị kết quả tìm kiếm trên Google đối với từ khóa “sales management” (trong tổng số 9.900 kết quả tìm kiếm).
Ngoài ra, tên của doanh nghiệp này cũng thường xuyên xuất hiện trên các kênh truyền thông nổi tiếng như SalesManagement.org, InsightSquared, cũng như cả những kênh uy tín như US News và Wikipedia.
5. SEO: Kênh YouTube của Brian Dean
Brian Dean, chuyên gia SEO và là nhà sáng lập của BackLinko, đã sử dụng hợp lý các chiến lược SEO marketing trên YouTube với hai từ khóa “on page SEO” và “video SEO”. Trước đó. Brian cũng thừa nhận việc SEO nội dung trên YouTube là rất khó khăn, khi anh phải rất chật vật để thu hút các lượt view video.
Giờ đây, Brian nhanh chóng dẫn đầu kết quả tìm kiếm trên YouTube và là một minh chứng sống cho sự thành công của chiến lược SEO marketing video.
6. Thiết kế Website: DisableGO
DisableGO là một trang cung cấp thông tin và dịch vụ dành cho người khuyết tật tại Liên hiệp Vương quốc Anh. Trang này thuê Agency 51 phụ trách hoạt động SEO và thiết kế nền tảng web mới cho doanh nghiệp.
Bằng việc sử dụng những chiến lược hợp lý, như điều hướng khách hàng từ trang web cũ trỏ thẳng tới trang web mới, sử dụng các công cụ của Google để tối ưu hóa SEO, cũng như điều chỉnh và thiết lập sitemap mới, DisableGO vừa thể hiện bộ mặt hoàn toàn mới thông qua nền tảng website mới được thiết lập, lại vẫn duy trì hiệu quả của hoạt động SEO từ trước tới nay.
Ngoài ra, lượt khách tới thăm website của hãng cũng đã tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho phép DisableGO có đủ sức cạnh tranh với những đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
>>> ROI là gì? Tối ưu hóa ROI trong Marketing
Top các công cụ Online marketing hữu ích:
- HubSpot
- Buzzsumo
- Canva
- GTmetrix
- Ahrefs
- Buffer
- Facebook Insights
- SocialRank
- TweetReach
- Trello
- Crazy Egg
- Google Keywords Planner
Bí mật thành công của 7 chiến dịch Marketing online
Để giúp bạn có những cái nhìn toàn cảnh về chiến dịch marketing online, hãy cùng khám phá ví dụ về công ty dưới đây, mà chúng tôi tin tưởng rằng, qua đó chúng ta có thể rút ra rất nhiều bài học quý báu.
Các công ty trong ví dụ dưới không chỉ thực hiện marketing trên digital, họ còn tạo ra những trải nghiệm và nội dung có giá trị để khách hàng tin tưởng vào thương hiệu họ.
1 – Zappos
Zappos, là một công ty chuyên bán giày dép qua Internet lớn nhất thế giới, công ty đã tạo ra những chuẩn mực về chăm sóc khách hàng trên online. Zappos không chỉ cung cấp hoàn tiền trong vòng 365 ngày, họ còn giao hàng miễn phí đồng thời cả 2 chiều cho khách hàng muốn trả, hoặc đổi sản phẩm mà họ mua trên website.
Kết quả là, Zappos không cần phải tốn quá nhiều công sức cho marketing trên online. Chính sách của họ đã quá đủ để hấp dẫn khách hàng mua sắm trên website Zappos.
Điều làm nên thành công của Zappos chính là bởi cách họ tập trung vào những gì khách hàng cần và mong muốn. Lắng nghe họ và đưa ra kế hoạch dựa vào những gì tìm được.
Bài học: Content marketing chính là xu hướng trong tương lai, nhưng nó phải được kiểm soát hiệu quả. Xây dựng content bao trùm giá trị cốt lõi mà công ty đem lại cho khách hàng là chiến lược đúng đắn.
2 – American Express (AMEX)
Rất nhiều công ty nói về ý tưởng “cộng đồng” và những chuyển đổi đem lại từ việc xây dựng công đồng. Tuy nhiên, có khá ít các doanh nghiệp xây dựng được các cộng đồng mang lại đủ các giá trị.
American Express đã thực hiện được điều đó khi xây dựng website Open Forum. Open Forum là dạng website hợp tác, American Express đã mời các tác giả làm content nổi tiếng từ nhiều nơi viết bài chia sẻ về kiến thức kinh doanh nói chung cũng như các lĩnh vực khác. Kết quả là họ đã xây dựng được một website giàu nội dung có giá trị, xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
Bài học: Người sản xuất nội dung không nhất thiết phải là chính bạn. Tìm những người chuyên viết về ngành của bạn, đồng thời hợp tác với họ để viết một số bài trên blog.
Nó vừa cung cấp các giá trị thực tế nhất, vừa dễ dàng lôi kéo traffic bởi sự trung tính của bài. Content tốt sẽ giúp doanh nghiệp tự tạo được một cộng đồng phát triển, đồng thời giảm thiểu tối đa tiền đầu tư marketing.
3 – Mint
Tham gia vào thị trường tài chính nổi tiếng là cạnh tranh khốc liệt là nhiệm vụ dễ làm các startup thấy nản chí. Nhưng với cách tiếp cận hoàn toàn mới là công cụ theo dõi tài chính, Mint đã chứng minh được về chiến lược marketing trên online đúng đắn của họ.
Mint đã đưa lên blog của họ hàng trăm nội dung chất lượng khác nhau, từ bài viết tới các infographics đầy sáng tạo. Kết quả là công cụ này đã phát triển nhanh chóng, trước khi bán cho Intuit với giá 170 triệu đô.
Bài học: Đầu tư vào content marketing đòi hỏi lượng thời gian và tiền bạc nhất định, nhưng cam kết về chất lượng nội dung và các quy chuẩn bài viết sẽ lập tức thu hút được người đọc.
4 – Uber
Được đưa vào hoạt động từ năm 2009, dịch vụ của Uber dựa trên một loại hình xa xỉ mà chúng ta thường mơ tới, nhưng chỉ có số ít có thể đủ tài chính chi trả: tài xế lái xe riêng. Chạm một vài nút trong phần mềm, đợi vài phút, một chiếc xe mới bóng loáng sẽ đến đón bạn đi bất cứ đâu bạn muốn. Dịch vụ của nó tốt đến mức không cần đến một chiến dịch marketing quá tốn kém nào hết.
Uber phát triển gần như thông qua marketing truyền miệng, thực tế là kênh có tỷ lệ chuyển đổi khá cao. Theo Nielsen, 84% khách hàng sẽ đưa ra quyết định mua hàng dựa trên lời giới thiệu của bạn bè.
Họ cung cấp các mã code cho cuốc miễn phí để đổi lại việc mời bạn bè sử dụng ứng dụng. Uber đã phát triển rực rỡ nhờ vào đặc điểm tiết kiệm thời gian trong quá trình di chuyển cũng như tối ưu chi phí của mình.
Bài học: Marketing truyền miệng là một phương pháp đem lại hiệu quả rất cao. Uber trong những ngày đầu tiên đã nhắm tới cộng đồng công nghệ tại San Francisco, vì hiểu rằng những người này sẽ chia sẻ trải nghiệm của họ trên cả online và offline. Bằng việc cung cấp dịch vụ mới lạ, đáp ứng được nhu cầu, khách hàng đã tự thay Uber quảng bá cho chính Uber.
5 – Airbnb
Airbnb đã thay đổi cách chúng ta đi du lịch và tìm kiếm chỗ ở.
Được hình thành khi founder của Airbnb không thể trả nổi tiền thuê nhà, phần mềm hiện nay đã có tới hơn 100 triệu người dung, 2.3 triệu danh sách chỗ ở và tổng giá trị công ty đạt 31 tỉ đô vào năm 2017.
Mục tiêu của chiến dịch nhắm tới cả 2 đối tượng người đi du lịch và người cho thuê phòng ở. Chiến dịch marketing online của Airbnb dựa chủ yếu vào người dùng đăng tải hình ảnh và video lên Facebook, Instagram và Twitter. Điều này giúp cho Airbnb không chỉ dừng lại là một phần mềm cung cấp dịch vụ, nó còn giống như một forum du lịch nữa.
Trong năm 2015, Airbnb thu hút được 13.3 triệu lượt tương tác, và số lượng người theo dõi trên mạng xã hội tăng 341%.
Bài học: Tạo ra các nhu cầu xung quanh sản phẩm và dịch vụ bằng cách tìm kiếm các topic liên quan tới ngành của bạn là một phương pháp tiếp cận được đánh giá rất cao.
>>> Hướng Dẫn Kinh Doanh Homestay Hiệu Quả
6 – JetBlue
Một trong những sai lầm lớn nhất mà đa số các doanh nghiệp thường gặp phải khi xây dựng chiến dịch marketing online đó là chỉ đăng tải những quảng cáo giảm giá, ưu đãi,.. cho sản phẩm và dịch vụ của họ. Thực tế là sẽ chẳng có ai muốn theo dõi những công ty chỉ muốn nói về bản thân mà không cung cấp được các giá trị thực tế.
JetBlue, là một trong những hãng hàng không giá rẻ nổi tiếng. Thay vì sử dụng Twitter để đăng tải các mã giảm giá, chương trình ưu đãi đặc biệt, công ty đã sử dụng mạng xã hội với mục tiêu chính là chăm sóc khách hàng tốt hơn.
Bài học: Xác định yếu tố cân bằng giữa các bài đăng quảng cáo và các bài đăng thông tin sẽ giúp tăng tương tác với khách hàng nhiều hơn.
7 – Mastercard
Mastercard là ông vua cũng những điều bất ngờ “vô giá”. Công ty cung cấp dịch vụ tài chính này liên tục đưa ra những trải nghiệm độc đáo dành tặng cho khách hàng của mình.
“Priceless” là cụm từ Mastercard sử dụng đi sử dụng lại trong các chiến dịch marketing của mình, đủ để thấy tầm quan trọng của việc trải nghiệm khách hàng sẽ ảnh hưởng thế nào tới thương hiệu.
Cùng xem một trong những video quảng cáo “Priceless” của Mastercard nhé:
Bài học: Giữ vững một đặc điểm xuyên suốt của thương hiệu sẽ định vị trong tâm trí khách hàng bạn là ai.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hình dung được bức tranh tổng quan về Marketing Online, tìm hiểu thêm các bài viết về Marketing khác tại Blog của Malu.