Sở hữu cho mình một pet cưng như chó, mèo, chim cảnh… là sở thích và nhu cầu của rất nhiều người. Nuôi dưỡng và chăm sóc thú cưng giúp giảm đi muộn phiền trong cuộc sống, khó khăn trong công việc. Đây cũng là cơ hội lớn cho các bạn trẻ tập tành kinh doanh mở cửa hàng phụ kiện thú cưng. Malu xin chia sẻ kinh nghiệm xương máu để kinh doanh shop phụ kiện thú cưng thành công.

1. Thú cưng là gì? 

Thú cưng hay còn gọi vật cưng, thú kiểng, thú cảnh là những động vật nuôi nhà được chăm sóc, ôm ấp, nâng niu chăm sóc. Nhiều gia đình coi thú cưng như bạn, một thành viên trong gia đình để trò chuyện, tâm sự.

Thú cưng khác với những con vật nuôi để lấy thịt, trứng, sữa hay để tập luyện thể dục thể thao, trong phòng thí nghiệm.

Vốn là một phong trào, đến nay nuôi thú cưng đã trở thành nhu cầu, sở thích của rất nhiều bạn với mục đích cân bằng tâm lý và cuộc sống. Vật cưng có nhiều loại như chó kiểng, mèo, hamster, chim, thỏ, cá, các loại bò sát… theo sở tích và các tính của người nuôi.

Nuôi vật cưng làm phát sinh các nhu cầu tìm mua thức ăn, quần áo, phụ kiện làm đẹp và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe… Đây là thị trường tiềm năng lớn để shop phụ kiện thú cưng của bạn phát triển.

Khách hàng ngày càng chi tiền nhiều hơn các các sản phẩm, phụ kiện thú cưng. Tham khảo số liệu thống kê trung bình chi phí được chi ra mỗi tháng cho thú cưng:

muc chi tieu cho thu cung

2. Cửa hàng phụ kiện thú cưng thì bán sản phẩm, dịch vụ gì? 

Đây cũng là băn khoăn của nhiều bạn đang lên ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực này. Mở shop phụ kiện thú cưng bạn có thể bán:

2.1. Thời trang, quần áo cho thú cưng

Thú cưng được yêu thương và chăm sóc như một thành viên trong gia đình nên cũng sẽ được sắm sửa quần áo, mũ, nón… rất điệu đà.

Quần áo cho thú cưng cũng đa dạng nhiều kích cỡ phù hợp với chó, mèo từ nhỏ đến vừa. Nhiều shop còn bán quần áo thú cưng theo mùa: ví dụ mùa hè là những bộ áo cộc, ngắn tay còn mùa đông thì quần áo thú cưng ấm áp màu sắc giáng sinh rực rỡ hơn để thu hút khách hàng.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp bán thêm phụ kiện như nơ, dây buộc, mũ,.. để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

quan ao cho thu cung

2.2. Thức ăn thú cưng

Các loại thức ăn cho thú cưng thường là thức ăn tổng hợp, chế biến sẵn, thường gồm hai dòng là thức ăn khô (dạng viên) và thức ăn ướt.

Xu hướng sử dụng thức ăn đóng hộp cho chó, mèo ngày càng cao. Vừa đảm bảo độ dinh dưỡng hợp lý cho thú cưng vừa tiết kiệm thời gian nấu nướng riêng cho pet của bạn. Đây cũng là sản phẩm không thể thiếu khi mở cửa hàng phụ kiện thú cưng.

cua hang thuc an cho thu cung

2.3. Đồ chơi cho chó, mèo

Đối với thú cưng, đồ chơi là vật dụng không thể thiếu để các bé chó mèo giải trí. Kinh doanh đồ chơi thú cưng đa dạng sản phẩm, bạn có thể bán:

  • Đồ chơi bóng cói lông vũ cho mèo
  • Bàn cào móng
  • Bóng đồ chơi chút chít
  • Thú công cho thú cưng
  • Bóng dây
  • Đồ chơi cắn
  • Bóng xốp
  • Chuông huấn luyện

2.4. Dịch vụ tắm rửa vệ sinh thú cưng

Tại một số cửa hàng phụ kiện thú cưng có thêm dịch vụ cắt tỉa lông cho thú cưng, tắm rửa, chăm sóc da, lông cho thú cưng. Để phát triển thành công dịch vụ này, bạn phải là người có kinh nghiệm chăm sóc thú cưng hoặc đào tạo nhân viên chuyên nghiệp để mang tới trải nghiệm chất lượng cho pet và khách hàng.

spa cho thu cung

3. Trang bị kiến thức kinh doanh về thú cưng

Vì các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến thú cưng rất đa dạng nên khi kinh doanh lĩnh vực này bạn cần có những kiến thức cơ bản để lựa chọn sản phẩm đúng cho thú cưng của khách hàng. Bao gồm các kiến thức về

  • Am hiểu về các loài động vật thú nuôi: chủng loại, đặc điểm, tập tính, thức ăn phù hợp,…
  • Kiến thức về các loại thực phẩm, vitamin cho động vật nuôi: thức ăn nào phù hợp cho loại động vật gầy yếu, thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa, thức ăn cho các động vật mang thai,…
  • Hiểu về sức khỏe thú nuôi: các dấu hiệu bệnh tật, triệu chứng, cách chữa trị,… Nên học tập và bổ sung các kiến thức cần thiết để có thể tư vấn cho khách hiệu quả và thiết thực hơn.

Khách hàng của bạn là những thú cưng, vật nuôi nên càng hiểu về chúng bạn sẽ nhận được nhiều sự tin tưởng của chủ vật nuôi, khách hàng đến cửa hàng thường xuyên hơn.

4. Mở cửa hàng phụ kiện thú cưng cần bao nhiêu tiền? 

Mở một cửa hàng thú cưng dành cho chó mèo cần hoạch định những khoản chi phí cố định sau:

  • Tiền nhập hàng
  • Chi phí thuê mặt bằng
  • Chi phí trang trí cửa hàng

mo cua hang phu kien thu cung

4.1. Chi phí nhập hàng phụ kiện thú cưng

Từ những gợi ý sản phẩm, dịch vụ bán tại cửa hàng phụ kiện thú cưng, bạn có thể chọn 1 dòng sản phẩm hoặc đa đạng vừa bán quần áo vừa bán thức ăn. Sau đó tìm các nhàn phân phối sản phẩm với giá tốt nhất, có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ vận chuyển.

Tham khảo một số group đại lý tìm cộng tác viên hoặc liên hệ trực tiếp với các thương hiệu sản xuất thực phẩm lớn. hoặc có thể nhập quần áo chó mèo từ các website thương mại điện tử về bán lẻ.

Lưu ý: Với các sản phẩm làm đẹp như quần áo, chuồng, cũi… bạn chỉ nên nhập số lượng ít để tránh tình trạng lỗi mốt, tồn kho lâu ngày. Thời trang phụ kiện quần áo thú cưng cũng thường xuyên cập nhật những trend, màu sắc mới.

Đối với cửa hàng phụ kiện thú cưng quy mô nhỏ và vừa, bạn sẽ cần 40-50 triệu cho lần nhập hàng đầu tiên.

4.2. Chi phí thuê mặt bằng

Về chi phí thuê mặt bằng shop phụ kiện thú cưng, ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,… giá thuê mặt bằng dao động trong khoảng từ 4 triệu đến 10 triệu/tháng tùy thuộc vào vị trí khác nhau. Còn ở các khu vực tỉnh lẻ giá thuê sẽ ít hơn khoảng từ 2 đến 4 triệu/tháng.

Bạn cần chọn những khu vực tập trung dân cư đông và đối tượng khách hàng hướng tới là người có thu nhập cao nuôi chó mèo. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến doanh số bán hàng của bạn.

Hiện tại xu hướng bán hàng online đang rất được ưa chuộng vì thế bạn hoàn toàn có thể bán hàng phụ kiện thú cưng trên Facebook, đăng ký gian hàng online trên các sàn TMĐT hoàn toàn miễn phí (Shopee, Lazada..)

4.3. Chi phí trang trí cửa hàng

Vật dụng để trang trí cửa hàng như tủ kính để đồ, bàn bán hàng, máy tính, máy in hóa đơn, kệ treo đồ… Ước tính chi phí cho phần trang trí cửa hàng rơi vào khoảng từ 10-20 triệu. Bạn có thể tìm mua những vật dụng sang nhượng để tiết kiệm chi phí đầu tư hơn.

Như vậy để mở cửa hàng phụ kiện thú cưng, bạn sẽ cần số vốn khoảng 70 – 100 triệu. Để kinh doanh hiệu quả và có lãi hơn bạn nên học và mở thêm các dịch vụ spa cắt tỉa lông, tắm gội hay trông giữ chó mèo.

5. Kinh nghiệm xác định khách hàng mục tiêu khi kinh doanh shop phụ kiện thú cưng

Để kinh doanh phụ kiện thú cưng thành công, bạn cần xác định đúng chân dung khách hàng mục tiêu. Qua các tiêu chí: giới tính, sở thích, thu nhập… để chạy quảng cáo tiếp cận đến đúng đối tượng.

Việc nuôi thú cưng tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại cũng khá phổ biến, với mức thu nhập trung bình 15tr/tháng bạn có thể dễ dàng dành ra một khoản nhỏ để nuôi một chú mèo, cún cưng.

Tuy nhiên, nhóm khách hàng này sẽ có tần suất mua sắm ít hơn với nhóm khách hàng cao cấp, thu nhập cao hơn sẵn sàng chi tiền cho những sản phẩm, dịch vụ chất lượng.

Mỗi nhóm khách hàng lại có những đặc điểm khác nhau quyết định số vốn bạn phải bỏ ra, nguồn hàng, chiến lược tiếp thị sau này, cách trang trí shop và nhóm hàng hóa bạn cung cấp.

Tổng kết

Trên đây là những kinh nghiệm mở cửa hàng phụ kiện thú cưng mà Malu đã tổng hợp. Hi vọng bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng cũng như triển khai thành công shop phụ kiện thú cưng của mình.