Brand Identity is an effective tool to help businesses connect with customers. But having a Brand Identity does not mean that the brand is good enough . There are many potential factors that can destroy a brand’s Brand Identity. For example, the design is sketchy or the font is difficult to read. Even many big, global brands are making similar mistakes without even knowing it.
Below, Malu will take a look at 12 of the most common mistakes in Brand Identity design that businesses should not ignore:
Failed to define target audience:
Building a flashy identity is not something businesses should be concerned about. What’s more important is how customers perceive them. The better the business explains, the easier it is to connect with customers.
However, it would be meaningless that the Brand Identity is not consistent with the true nature of the brand. Because then, the brand cannot create empathy with the right target customer group. No matter how beautiful and perfect their logo is.
The fix: Be honest. First, brands must understand themselves: who they are, what they want. Thereby building core values, mission, brand vision. This will help the identity to stay in line with the set brand standards.
Meaningless logos:
Logo design is fun, but also a difficult task. Of course, there is nothing wrong with making a good-looking logo and feeling satisfied with your results. But a valuable logo must reinforce the core identity of the brand. Besides, highlighting the mission and corporate culture. If the logo is lacking in connection with the brand, it probably needs a revamp.
How to fix: There are many types of logos: wordmark , abstract , monogram , emblem , … Each type has its own advantages, disadvantages and usage. Let’s start with choosing the right type of logo for your business. Then do some research on common logo design mistakes and try to avoid them. In addition, you can also refer tofollowing basic logo design process .
Sketchy identifier:
Brand Identity is for brands to better connect with customers. It should include every tool that can create branded content, regardless of the platform. If the guidelines are not fully provided to the customer, the subsequent brand content will also be inconsistent.
How to fix : The basic elements in an identifier include:
- Logo
- Color
- Fonts and Typography (typefaces)
- Brand hierarchy
- Image
- Illustration
- Icon system
- Data visualization
- Interactive Elements
- Videos and animations
- Web design
Poor Website Design :
A good brand identity should have as intuitive a design as possible. Indecipherable icons, slow responsive websites, low quality images are to be avoided. Otherwise, customers will turn away from the brand immediately.
The fix: Always think about the user experience. Even when designing a logo or website, this is very important. Is the logo good enough to show on the profile picture? Will this infographic be cross-device compatible? Here are some example questions.
Element out of sync:
Designing a logo, using the same color and typeface does not mean that the Brand Identity is linked enough. If you want to create a consistent customer experience, you need to design elements that support each other.
The fix: Let’s start with the logo and develop more elements from there. The typeface that goes with the logo must also be chosen carefully. Similarly, colors also need to be cleverly combined to match the typeface.
Less diverse images:
This diversity is not reflected in the design style. The problem lies in the person/character the brand is building, whether in the image or illustration. When designing as a habit, it is easy to fall into a vicious circle and mess around. Really think about what image will convey the message, value for the brand.
How to fix : Always pay attention to the diversity (age, nationality, gender, …) for the images in the design. Remember to follow the specific instructions in the Brand Guidelines and create an archive of stocks if needed.
Poor typography:
Typography can help strengthen or , conversely, hinder the brand experience. If the text is messy, difficult to read or too bulky, it will create many problems for users. Especially with online content, this is the fastest way to get customers to skip your post.
The fix : First of all, make sure the typeface is legible. A character legibility test, developed by Jessica Hische may also be of help to you.
Systemless design:
It’s like designing a patchwork brand identity with no cohesion. Brands also struggle with the lack of a proper design system. The system isn’t just about putting the parts together, it’s about how each part comes together.
How to fix it: Does the brand already have a visual hierarchy? Can customers analyze your content easily? Is the content order correct? How are the main titles, subheadings, content, images, … arranged?
Too many colors :
This is a fundamental mistake that many newbies make. Luckily, it’s also pretty easy to fix.
How to fix : Minimize colors with the following formula: 2 main colors – 3 to 5 complementary colors – 2 accent colors.
Symbols that cannot be decoded:
Icons make visual content easier to interpret without words. Therefore, leanness and clarity are most important. However, many brands are often caught up in the use of logos and forget about this. It makes the symbol redundant or too abstract to understand.
How to fix: If unsure, consult others to see if the icon is appropriate and easy to understand.
Wrongly visualized data:
Thanks to the era of big data explosion, brands are having easier access to data than ever before. Data visualization is a powerful tool that makes data easier to decipher, but can also be harmful if done the wrong way.
How to fix it : Go through the Data Visualization Handbooks and, of course, make sure the brand is used correctly.
No brand style guide:
One of the biggest reasons why brands are struggling with Brand Identity is the lack of consistent content. Content creators are often assumed to have understood and know how to effectively apply Brand Guidelines. In fact, not really. As a result, the generated content routes are cluttered and out of sync.
The fix : Make sure the entire team understands the Brand Guidelines by providing visual examples and practical application.
Hopefully, after studying the article, brands will avoid common mistakes when building their brand identity. If you still find it difficult, seek the help of a professional team like Malu Design !
If you are looking for a reputable and experienced unit to be able to design a professional and impressive logo and brand identity system , then please contact us immediately by phone. 0988 622 991, or leave your information and requirements, Malu Design ‘s consulting department will contact you right away to answer all your questions!
————————
Malu Design – Branding Identity Agency
Hotline: 0988 622 991
Nhận diện thương hiệu ̣(Brand Identity) là một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng. Nhưng có Brand Identity không đồng nghĩa với việc thương hiệu đã đủ tốt. Có rất nhiều yếu tố tiềm ẩn có thể hủy hoại Brand Identity của thương hiệu. Ví dụ như thiết kế sơ sài hay font chữ khó đọc. Thậm chí nhiều thương hiệu lớn, toàn cầu cũng đang mắc những lỗi tương tự mà không hay biết.
Dưới đây, Malu sẽ điểm qua 12 lỗi phổ biến nhất trong thiết kế Nhận diện thương hiệu mà doanh nghiệp không nên bỏ qua:
Không định hình được nhóm công chúng mục tiêu:
Xây dựng một bộ nhận diện hào nhoáng không phải là điều doanh nghiệp nên quan tâm. Điều quan trọng hơn đó là cách khách hàng nhìn nhận về chúng như thế nào. Doanh nghiệp càng diễn giải tốt, càng dễ kết nối với khách hàng.
Tuy nhiên, sẽ là vô nghĩa nên Brand Identity không đồng nhất với bản chất thật sự của thương hiệu. Bởi khi đó, thương hiệu không tạo được sự đồng cảm với đúng nhóm khách hàng đích. Cho dù logo của họ có đẹp và hoàn hảo đến đâu.
Cách khắc phục: Hãy thành thật. Trước tiên, thương hiệu phải hiểu chính mình: mình là ai, mình muốn gì. Từ đó xây dựng giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tầm nhìn thương hiệu. Việc này sẽ giúp bộ nhận diện song hành với những tiêu chuẩn thương hiệu đã đặt ra.
Logo vô nghĩa:
Thiết kế logo thì vui đấy, nhưng cũng là một nhiệm vụ khó nhằn. Tất nhiên làm ra một chiếc logo ưa nhìn và cảm thấy hài lòng về thành quả của mình không có gì là sai. Nhưng một logo có giá trị phải củng cố được nhận diện cốt lõi của thương hiệu. Bên cạnh đó, làm nổi bật sứ mệnh, văn hóa doanh nghiệp. Nếu logo đang thiếu kết nối với thương hiệu, có lẽ nó cần được cải tiến lại.
Cách khắc phục: Có rất nhiều loại logo: wordmark, abstract, monogram, emblem, … Mỗi loại có những ưu, nhược điểm và cách sử dụng riêng. Hãy bắt đầu với việc lựa chọn ra loại hình logo phù hợp với doanh nghiệp. Sau đó nghiên cứu về các lỗi sai phổ biến trong thiết kế logo và cố gắng tránh gặp phải chúng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo quy trình thiết kế logo cơ bản sau.
Bộ nhận diện sơ sài:
Brand Identity chính là để thương hiệu kết nối tốt hơn với khách hàng. Nó cần được bao hàm mọi công cụ có thể sáng tạo ra những nội dung thương hiệu, cho dù trên nền tảng nào. Nếu bộ guidelines không được cung cấp đầy đủ tới khách hàng, các nội dung thương hiệu về sau cũng sẽ thiếu nhất quán.
Cách khắc phục: Các thành tố cơ bản trong một bộ nhận diện bao gồm:
- Logo
- Màu sắc
- Font chữ và Typography (kiểu chữ)
- Phân cấp thương hiệu
- Hình ảnh
- Illustration
- Hệ thống biểu tượng
- Trực quan hóa dữ liệu
- Các thành tố tương tác
- Video và ảnh động
- Web design
Thiết kế Website kém hiệu quả:
Một bộ nhận diện thương hiệu tốt cần có thiết kế trực quan hết mức có thể. Những biểu tượng không thể giải mã, website phản hồi chậm, hình ảnh chất lượng thấp là điều cần tránh. Nếu không, khách hàng sẽ quay lưng với thương hiệu ngay lập tức.
Cách khắc phục: Luôn nghĩ về trải nghiệm của người dùng. Ngay cả khi thiết kế logo hay website, điều này cũng rất quan trọng. Liệu logo có đủ tốt để hiển thị trên ảnh profile? Liệu infographic này có tương thích được trên nhiều thiết bị không? Một số câu hỏi ví dụ như trên đây.
Element thiếu đồng bộ:
Thiết kế một logo, sử dụng màu sắc và typeface giống nhau không đồng nghĩa với việc Brand Identity đã đủ liên kết. Nếu muốn tạo ra một trải nghiệm đồng nhất cho khách hàng, cần phải thiết kế được các element mà hỗ trợ lẫn nhau.
Cách khắc phục: Hãy bắt đầu bằng logo và phát triển thêm các element từ đó. Typeface đi cùng logo cũng phải được lựa chọn kỹ lưỡng. Tương tự, màu sắc cũng cần kết hợp khéo léo để tương xứng với typeface.
Hình ảnh kém đa dạng:
Đa dạng này không thể hiện ở phong cách thiết kế. Vấn đề nằm ở con người/nhân vật mà thương hiệu đang xây dựng, dù là trong ảnh hay illustration. Khi thiết kế như một thói quen, rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn và lộn xộn. Hãy thật sự nghĩ về việc hình ảnh nào sẽ truyền tải thông điệp, giá trị cho thương hiệu.
Cách khắc phục: Luôn chú ý tới sự đa dạng (độ tuổi, quốc tịch, giới tính, …) cho các hình ảnh trong thiết kế. Nhớ đi theo những chỉ dẫn cụ thể trong Brand Guidelines và lập một kho lưu trữ các stock nếu cần.
Typography nghèo nàn:
Kiểu chữ (Typography) có thể giúp củng cố hoặc ngược lại, cản trở trải nghiệm thương hiệu. Nếu chữ bị xếp lộn xộn, khó đọc hay quá cồng kềnh thì sẽ tạo ra nhiều vấn đề cho người dùng. Nhất là với nội dung trực tuyến, đây là điều nhanh nhất khiến khách hàng bỏ qua post của bạn.
Cách khắc phục: Trước hết, hãy đảm bảo rằng kiểu chữ rất dễ đọc. Một bài test kiểm tra độ dễ đọc của ký tự, phát triển bởi Jessica Hische cũng có thể hữu ích cho bạn.
Thiết kế thiếu hệ thống:
Cũng giống như việc thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu chắp vá không có sự gắn kết. Các thương hiệu cũng gặp khó khăn khi thiếu một hệ thống thiết kế phù hợp. Hệ thống không chỉ bao gồm việc tổng hợp các bộ phận, Nó là cách từng bộ phận kết hợp với nhau như thế nào.
Cách khắc phục: Thương hiệu đã có một hệ thống phân cấp (Brand Hierarchy) trực quan chưa? Khách hàng có thể phân tích nội dung của bạn một cách dễ dàng không? Thứ tự nội dung đã phù hợp chưa? Tiêu đề chính, tiêu đề phụ, nội dung, hình ảnh, … đang sắp xếp như thế nào?
Quá nhiều màu sắc:
Đây là một sai lầm căn bản mà rất nhiều người mới vào nghề mắc phải. May mắn là nó cũng khá là dễ để khắc phục.
Cách khắc phục: Tối giản màu sắc với công thức sau: 2 màu chính – 3 đến 5 màu bổ trợ – 2 màu nhấn nhá.
Biểu tượng không thể giải mã:
Biểu tượng khiến nội dung trực quan được diễn giải dễ dàng hơn mà không cần từ ngữ. Do đó, tính tinh gọn và rõ ràng là quan trọng nhất. Tuy nhiên, rất nhiều thương hiệu thường bị cuốn theo việc dùng biểu tượng mà quên mất điều này. Nó khiến biểu tượng trở nên dư thừa hoặc quá trừu tượng để hiểu.
Cách khắc phục: Nếu chưa chắc chắn, hãy tham khảo thêm ý kiến của mọi người để biết biểu tượng đã đủ phù hợp và dễ hiểu hay chưa.
Dữ liệu bị trực quan hóa sai:
Nhờ vào kỷ nguyên bùng nổ big data, thương hiệu đang dễ dàng tiếp cận với dữ liệu hơn bao giờ hết. Data visualization là một công cụ mạnh mẽ giúp dữ liệu được giải mã dễ hơn nhưng cũng gây tổn hại nếu thực hiện sai cách.
Cách khắc phục: Hãy tìm hiểu các Cẩm nang về Trực quan hóa dữ liệu và tất nhiên, đảm bảo rằng thương hiệu đã dùng đúng.
Không có cẩm nang về phong cách thương hiệu:
Một trong những lý do lớn nhất khiến các thương hiệu đang vật lộn với Brand Identity chính là việc nội dung thiếu nhất quán. Các content creator thường được cho rằng đã hiểu hết và biết cách áp dụng Brand Guidelines hiệu quả. Thực tế thì không hẳn. Do đó, các tuyến nội dung được tạo ra bị lộn xộn và không đồng bộ.
Cách khắc phục: Hãy đảm bảo rằng toàn bộ đội ngũ nhân lực đã hiểu về Brand Guidelines bằng cách đưa ra ví dụ trực quan, cách áp dụng thực tế.
Hy vọng sau khi nghiên cứu bài viết, các thương hiệu sẽ tránh được những lỗi sai thường gặp phải khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho mình. Nếu vẫn cảm thấy khó khăn, hãy tìm đến sự giúp đỡ của đội ngũ có chuyên môn như Malu Design nhé!
Nếu bạn đang tìm một đơn vị uy tín và kinh nghiệm để có thể thiết kế logo, hệ thống bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp mình một cách chuyên nghiệp và ấn tượng, thì hãy liên lạc ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0988 622 991, hoặc để lại thông tin và yêu cầu của bạn, bộ phận tư vấn của Malu Design sẽ liên hệ lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc cho bạn nhé!
————————
Malu Design – Branding Identity Agency
Hotline: 0988 622 991