Mọi người thường nghĩ: Thương hiệu và văn hóa là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau. Tạo dựng Brand là công việc của bộ phận Marketing, còn thiết lập văn hóa là trách nhiệm của phòng HR.

Nhưng có bao giờ, bạn tự đặt cho mình câu hỏi: Khách hàng sẽ nghĩ thế nào về thương hiệu nếu doanh nghiệp không xây dựng bản sắc văn hóa đủ mạnh? Điều gì làm nên sự khác biệt giữa một rừng các thương hiệu lớn nhỏ trên thị trường? Khách hàng có còn tin tưởng sử dụng sản phẩm của một thương hiệu có nền văn hóa thiếu bền vững?

Hãy cùng Malu tìm hiểu định nghĩa của khái niệm Brand Culture. Đồng thời, khám phá quy trình 6 bước để xây dựng một văn hóa thương hiệu phát triển bền vững và trường tồn.

>> Brand là gì? Định nghĩa đơn giản nhất về thương hiệu

1. Brand Culture là gì?

Brand Culture, hiểu đơn giản, chính là giá trị cốt lõi, thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng về thương hiệu. Văn hóa thương hiệu quyết định tới tất cả các khía cạnh liên quan tới brand, bao gồm brand identitybrand personalitytrải nghiệm khách hàng với thương hiệu,…

brand culture la gi 1

Vì vậy, văn hóa thương hiệu có tầm quan trọng lớn trong việc định hình và phát triển doanh nghiệp. Làm thế nào để tiếp cận và “đọc vị” khách hàng tại mỗi điểm chạm, đưa ra các quyết định chiến lược đúng đắn liên quan tới truyền thông, Marketing thương hiệu? Để trả lời cho những câu hỏi đó, doanh nghiệp cần phải đối chiếu với Brand Culture.

2. Lợi ích khi xây dựng Brand Culture

Với khách hàng, một doanh nghiệp có văn hóa bền vững tác động lớn tới Brand Perception – nhận thức về thương hiệu trong họ.

Khách hàng dễ dàng bị thu hút bởi những doanh nghiệp có đặc điểm tính cách nổi trội, khác biệt so với những sản phẩm cùng loại. Họ tin tưởng vào những sản phẩm của những thương hiệu có uy tín, sẵn lòng dùng thử và đưa ra những phản hồi nhằm giúp sản phẩm được hoàn thiện hơn.

Bên cạnh đó, những doanh nghiệp có Brand Culture tốt thường thu hút lượng khách hàng trung thành ở con số ấn tượng. Khách tỏ ra vui vẻ và hài lòng với những trải nghiệm mà họ có được từ thương hiệu. Sự gắn kết giữa khách hàng với những thương hiệu có tính cách rõ ràng cũng dễ dàng hơn so với các đối thủ cạnh tranh còn lại.

Như một lẽ tất yếu, khách hàng trung thành sẽ giới thiệu sản phẩm, thương hiệu tới người thân, bạn bè của mình. Doanh thu bán hàng tăng vọt, khiến doanh nghiệp có nhiều nguồn vốn để phát triển và xây dựng thương hiệu.

>>> Customer Retention – 12 Chiến Lược Giữ Chân Khách Hàng Hiệu Quả

brand culture lam khach hang hai long

Với nhân viên trong doanh nghiệp, một doanh nghiệp có văn hóa rõ ràng giúp họ có thêm động lực để phấn đầu trong công việc. Năng suất được cải thiện, chất lượng của sản phẩm được nâng cao, khách hàng hài lòng với những trải nghiệm từ các sản phẩm có chất lượng cao. Đây là một mối quan hệ mà cả đôi bên: khách hàng – doanh nghiệp cùng có lợi.

3. 6 bước xây dựng văn hóa thương hiệu bền vững

Sau khi hiểu được khái niệm và tầm quan trọng của Brand Culture, đã đến lúc bạn khám phá quy trình 6 bước xây dựng một nền văn hóa thương hiệu vững chắc:

Bước 1: Xác định các giá trị của doanh nghiệp

Bạn cần trả lời 3 câu hỏi quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp không chỉ tồn tại ở những buổi party, đồ ăn, đồ uống miễn phí. Thứ mà mọi người thực sự muốn là cần hiểu rõ được, họ đang làm việc vì cái gì, và trong tương lại họ trở thành cái gì. Nếu không xác định được các giá trị cụ thể, những nhân viên sẽ cảm thấy dần chán nản và bỏ đi.

xac dinh cac gia tri cua doanh nghiep

Những giá trị này không tồn tại dựa trên 1 câu nói được sơn đẹp đẽ trên tường, ở một góc đẹp nhất nơi tất cả mọi người đều nhìn thấy. Nó phải là các hành động cụ thể, công việc cụ thể, gắn liền với trải nghiệm làm việc của mọi người.

Bước đi đầu tiên để xây dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp bền vững, doanh nghiệp đó phải hiểu rõ bản thân mình đang cần gì, phát triển theo hướng đi như thế nào, truyền tải thông điệp gì tới công chúng? Doanh nghiệp cần trả lời những câu hỏi này trong  của mình.

xac dinh brand culture

Một bước đi quan trọng nữa trong việc hoạch định Brand Culture, đó là doanh nghiệp cần định hướng cấu trúc thương hiệu (Brand Architecture) mình sẽ phát triển. Hệ thống thương hiệu của doanh nghiệp sẽ đi theo hướng 1 thương hiệu mẹ phủ toàn bộ các sub-brand có liên quan, hay xây dựng một nhóm các brand độc lập, không liên quan tới nhau?

>>> Brand Extension: Chiến Lược Mở Rộng Thương Hiệu Là Gì?

Bước 2: Đánh giá lại văn hóa doanh nghiệp hiện tại

Văn hóa doanh nghiệp bắt đầu từ chính những nhân viên đầu tiên. Nhữnng thứ họ tin tưởng và các giá trị họ đem lại cũng như hướng đến chính là văn hóa. Chỉ cần từ 5 – 10 người, bạn đã có những hình dung rõ ràng về văn hóa doanh nghiệp hiện tại. Hãy xem xét lại và đưa ra các điều chỉnh phù hợp

Để đi vào hiện thực, nhân viên cần phải thực sự làm quen với văn hóa thương hiệu.

khuyen khich nhan vien lam quen van hoa

Quy trình làm quen này cần phải bắt đầu từ các bộ phận quản lý cao cấp. Họ là người định hình rõ ràng nét văn hóa, và truyền tải thông điệp tới các bộ phận cấp dưới. Theo mô hình từ trên xuống, nhân viên sẽ dần dần hình dùng các đặc tính và làm quen dần với nền văn hóa doanh nghiệp mới.

Các tài liệu thể hiện giá trị cốt lõi và thông điệp chính thức về thương hiệu từ lãnh đạo cấp cao sẽ có sức lan tỏa và củng cố nền văn hóa hình thành và phát triển trong doanh nghiệp.

Bước 3: Đầu tư thời gian vào xây dựng thương hiệu

Thương hiệu doanh nghiệp chính là những gì nhân viên suy nghĩ, cảm nhận và chia sẻ với người xung quanh về cách họ làm việc. Một thương hiệu tốt sẽ góp phần quan trọng xây dựng được văn hóa doanh nghiệp bền vững.

Sự tự hào chính là chìa khóa, giúp mọi nhân viên có những thái độ tích cực hơn, chủ động hơn trong công việc của mình.

>>> Tham khảo dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cao cấp của Malu.

Bước 4: Tối ưu quy trình tuyển dụng

Khi nhắc tới quy trình tuyển dụng, hãy dành nhiều thời gian hơn trong việc lựa chọn những nhân sự phù hợp bởi lẽ, nếu không cùng mục tiêu, mục đích, sẽ tốn rất nhiều thời gian của cả 2 mà không đi đến đâu cả.

toi uu quy trinh tuyen dung

Dưới đây là một vài điểm cần lưu ý khi tuyển dụng:

  • Hãy đảm bảo rằng các ứng viên đồng tình với văn hóa và giá trị của doanh nghiệp
  • Tối ưu hóa quy trình tuyển dụng thành nhiều phần, nhiều góc độ
  • Ưu tiên cho thái độ, nhiều hơn là kinh nghiệm và kỹ năng.

Bước 5: Liên tục củng cố giá trị doanh nghiệp

Chắc hẳn bạn đã từng nhớ tới khái niệm Employer Branding – thương hiệu nhà tuyển dụng? Thương hiệu mà là sự thèm muốn của các ứng viên ứng tuyển chắc chắn sẽ được nhìn nhận dưới con mắt tích cực của công chúng bên ngoài.

Muốn xây dựng một hình ảnh nhà tuyển dụng chất lượng, trước tiên, bạn cần phải cải thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Bạn cần xây dựng môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên. Không gian làm việc thì rộng rãi, thoáng mát, nhiều cây xanh. Văn hóa thì năng động, thoải mái, cởi mở, sáng tạo.

Có những chương trình, phần thưởng để khuyến khích mọi người thực hiện theo giá trị doanh nghiệp là bí quyết để bạn xây dựng văn hóa thành công. Hãy có những phần thưởng cho những cá nhân với các đóng góp cụ thể nhé.

Một số ví dụ như:

  • Phần thưởng cho những cá nhân có đóng góp tích cực
  • Tặng quà vào ngày sinh nhật
  • Tổ chức các buổi team-building, workshop,…

Bước 6: Kiểm soát và đo lường sự hiệu quả

Để khách hàng trung thành với mình, trước hết, doanh nghiệp cần phải trung thành với văn hóa doanh nghiệp mình đã thiết lập.

Bạn có thể đo lường sự hiệu quả bằng nhiêu cách, như thực hiện các buổi khảo sát, đánh giá hay phỏng vấn nhân viên của mình xem họ có hài lòng với những văn hóa mà doanh nghiệp đang muốn xây dựng hay không.

kiem soat va do luong su hieu qua

Hãy liên tục kiểm soát & đo lường cũng như tối ưu các hoạt động để xây dựng văn hóa tích cực.

Xây dựng văn hóa công ty là một trong những nỗ lực quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào – và đồng thời cũng là chìa khóa để tuyển dụng và duy trì một đội ngũ gắn bó với năng suất cao.

 

 

4. 11 doanh nghiệp lớn xây dựng văn hóa thương hiệu bền vững

Những ví dụ trực quan dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn cụ thể về tác động của văn hóa doanh nghiệp tới thương hiệu:

1. Văn hóa doanh nghiệp của Netflix

Netflix là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xem phim trực tuyến lớn nhất Thế giới. Ít ai có thể ngờ Netflix chỉ là một doanh nghiệp cho thuê đĩa DVD qua đường mail non trẻ cách đây hơn 10 năm.

netflix brand culture

Netflix đã xây dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp thực sự vững chắc: Đặt sự tự do trong công việc và trách nhiệm của nhân viên lên hàng đầu. Công ty quan niệm: Bạn làm việc bao nhiêu giờ không quan trọng, điều quan trọng ở đây là bạn đã cống hiến hiệu quả như thế nào trong thời gian làm việc đó.

Sự nhiệt huyết, năng lượng của doanh nghiệp cũng được thể hiện rõ qua logo và hệ thống nhận diện của hãng: Chữ Netflix với thiết kế hình khối phóng khoáng, lấy màu đỏ chủ đạo trong sự nhiệt huyết, năng động và tự do.

Bài học: Luôn nỗ lực hướng tới một nơi làm việc tuyệt vời, nơi mà mọi nhân viên đều được truyền cảm hứng để cùng nhau theo đuổi những mục tiêu chung, cùng nhau cống hiến và cùng nhau phát triển.

2. Văn hóa doanh nghiệp của Google

Sẽ là sai lầm nếu nhắc đến văn hóa công ty mà không có cái tên Google (hay công ty chủ quản, Alphabet). Văn hóa công ty của Google đã vô cùng nổi tiếng trong nhiều năm trở lại đây.

Những bữa ăn miễn phí, kì nghỉ, tiệc tùng cho nhân viên, hoa hồng tài chính, những buổi thuyết trình bởi lãnh đạo, phòng gym, cho phép mang theo chó vào văn phòng,…. và rất nhiều điều tuyệt vời khác. Những nhân viên của Google được biết tới như những người tài năng và xuất chúng nhất thế giới.

google brand culture

Do Google ngày càng phát triển, và công ty này đã mở rộng nhiều văn phòng chi nhánh tại nhiều quốc gia, việc giữ vững văn hóa này như tại trụ sở chính trở nên khó khăn hơn. Công ty càng lớn, văn hóa này càng phải thay đổi đề phù hợp với nhân viên bản địa và khả năng quản lý.

Tuy vậy, Google vẫn gặp một số phản hồi từ nhân viên rằng họ bị stress do làm việc trong môi trường quá cạnh tranh, và văn hóa công ty chưa giúp họ có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Bài học: Kể cả những văn hóa tốt nhất cũng có thể thay đổi để đáp ứng được lợi ích phát triển của toàn công ty. Văn hóa công ty thành công sẽ giúp doanh nghiệp đó thành công.

3. Văn hóa của công ty Zappos

Zappos là thương hiệu thương mại điện tử bán giày dép online lớn nhất thế giới. Vậy văn hóa của công ty này trông thế nào?

Nó bắt đầu từ chính những buổi phỏng vấn đầu tiên, tiêu chí phù hợp với văn hóa công ty là tiêu chí quan trọng, chiếm tới hơn 50% số điểm của ứng viên. Zappos đưa ra 10 giá trị cốt lỗi cho từng thành viên trong công ty của họ:

  1. Cung cấp dịch vụ tuyệt vời
  2. Nắm bắt và sẵn sàng thay đổi
  3. Tạo sự vui vẻ và hơi “dị biệt”
  4. Phiêu lưu, sáng tạo, cầu tiến
  5. Theo đuổi mục tiêu phát triển và học hỏi
  6. Xây dựng mối quan hệ thành thực
  7. Xây dựng tinh thần tích cực trong nhóm
  8. Làm nhiều hơn với nguồn lực ít hơn
  9. Giữ đam mê
  10. Luôn khiếm tốn

zappo brand culture

Nghe thì có vẻ điên rồ, nhưng Zappos từng đưa ra offer trả $2.000 cho nhân viên nào cảm thấy môi trường làm việc không phù hợp trong 1 tuần thử việc đầu tiên. Tuy vậy, với dày đặc những buổi team building và chế độ lương thưởng hậu hĩnh, cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi đây là một trong những doanh nghiệp có hiệu suất lao động thuộc vào hàng tốt nhất trên Thế giới.

Nhân viên sẽ vượt qua những bài kiểm tra kỹ năng và thể hiện năng lực để thăng tiến trong sự nghiệp. Môi trường làm việc tốt, đem lại nhiều lợi ích cho nhân viên, luôn làm họ thỏa mãn và hạnh phúc là cách tiếp cận của Zappos trong quá trình xây dựng văn hóa công ty. Khi bạn có văn hóa công ty tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và thương hiệu tốt sẽ tự đến.

Sự năng động, bứt phá, dám nghĩ dám làm của Zappos cũng được thể hiện trong logo và bộ nhận diện thương hiệu của hãng.

Bài học: Zappos tuyển nhân viên dựa vào tiêu chí phù hợp với văn hóa công ty. Tạo ra những quy chuẩn trong công ty, sau đó tìm kiếm những ứng viên phù hợp chính là tôn chỉ của Zappos.

>>> Làm Sao Để Trở Thành CEO Tài Ba

4. Văn hóa doanh nghiệp của Shopify

Được coi là một trong những ‘kỳ lân” trong giới start-up, môi trường làm việc của Shopify cũng nổi tiếng với việc khuyến khích nhân viên sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề trong công việc.

shopify brand culture

Thiết kế logo mang đường nét hiện đại, đơn giản. Shopify muốn truyền tải giá trị cốt lõi trong bộ nhận diện thương hiệu của mình là: Mọi vấn đề đều có thể giải quyết một cách đơn giản, nhờ công nghệ.

Bài học: Shopify quan tâm sâu sắc đến công việc mình làm. Mãi luôn là những người ham học hỏi, phát triển nhờ thay đổi và tạo ra tác động trong mọi việc Shopify thực hiện.

 

5. Văn hóa doanh nghiệp của Twitter

Nhân viên của Twitter luôn là những người không ngừng ca ngợi về văn hóa tuyệt vời của công ty họ. Những cuộc họp tổ chức trên tầng thượng, đồng nghiệp thân thiện, môi trường giúp đỡ nhau, đặc biệt mỗi cá nhân trong công ty đều cảm thấy mình là một phần của tầm nhìn phát triển chung.

twitter brand culture

Nhân viên của Twitter ở trụ sợ chính tại San Francisco còn được cung cấp các bữa ăn miễn phí, các lớp dạy yoga, và các kì nghỉ không giới hạn. Và điều tuyệt vời nhất ở Twitter là các nhân viên cảm giác rằng họ đang làm việc với những người thông minh

Người ta đã từng nhắc nhiều tới sự chuẩn chỉ trong tỷ lệ thiết kế logo Twitter, nhưng bộ nhận diện này còn ý nghĩa  hơn thế. Biểu tượng chú chim và màu xanh dương thể hiện mọi người có thể tự do, thoải mái nói lên quan điểm, suy nghĩ và chính kiến của bản thân về cuộc sống và những điều xung quanh.

Bài học: Môi trường làm việc thân thiện, cởi mở là nền tảng cho văn hóa công ty vững chắc.

6. Văn hóa doanh nghiệp của Southwest Airlines

Ngành công nghiệp hàng không thông thường bị đánh giá là có đội ngũ nhân viên cộc cằn và dịch vụ chăm sóc khách hàng tệ hại, nhưng Southwest Airlines lại làm được điều hoàn toàn ngược lại.

Những khách hàng trung thành của hãng hàng không này thường nhận xét rằng nhân viên rất thân thiện và cởi mở, luôn sẵn lòng giúp đỡ và giải quyết bất cứ vấn đề gì của khách hàng.

van hoa lam viec o southwest airlines

Văn hóa này không phải là thứ gì đó mới mẻ. Công ty đã hoạt động được hơn 43 năm. Tuy vậy ở một góc độ nào đó, công ty đã truyền những tầm nhìn và mục tiêu vào nhân viên của họ, để họ hiểu được giá trị họ mang lại cho khách hàng. Southwest cho phép các nhân viên quyền được làm mọi thứ để khách hàng cảm thấy hạnh phúc, để đạt được chiến lược văn hóa của công ty.

Bài học: Các công ty nền truyền đạt tầm nhìn và những giá trị công ty mang lại cho khách hàng để mọi nhân viên hiểu được.

7. Văn hóa công ty của Chevron

Chevron là công ty nổi tiếng bởi văn hóa giúp đỡ. Nhân viên luôn đề cao Chevron bởi ở đó họ được tận tình chỉ bảo và hướng dẫn. Chevron thể hiện sự quan tâm của mình tới nhân viên bằng việc cung cấp trung tâm fitness tại ngay trụ sở công ty và có thẻ thành viên lâu dài. Đồng thời là các chương trình về sức khỏe như massage, huấn luyện cá nhân.

van hoa doanh nghiep cua chevron

Chevron xây dựng những giờ giải lao ngắn trong quá trình làm việc. Những hành động đó của Chevron khiến cho nhân viên cảm thấy được quan tâm và có giá trị.

Bài học: Văn hóa công ty không cần thiết phải có bàn bóng bàn hay bia miễn phí. Đơn giản chỉ cần cung cấp cho nhân viên những tiện ích về sức khỏe, và sự giúp đỡ nhiệt tình lẫn nhau.

8. Văn hóa doanh nghiệp của SquareSpace

Startup thành công này thường xuyên nằm trong danh sách những nơi đáng để làm việc nhất tại thành phố New York. Văn hóa của công ty chính là “phẳng, mở, và sáng tạo”. Phẳng ở đây là hầu như không có hoặc rất ít các tầng chỉ đạo giữa nhân viên và quản lý.

Cách tiếp cận này khá phổ biến ở trong giới startup, và có thể khó khăn hơn để duy trì tốt nếu công ty phát triển lớn hơn.

van hoa doanh nghiep cua squarespace

SquareSpace cũng cung cấp nhiều lợi ích lớn cho nhân viên của họ, 100% bảo hiểm sức khỏe loại tốt, các kì nghỉ trong năm, văn phòng làm việc đẹp, các bữa ăn khác nhau, nhà bếp, bữa tiệc hàng tháng, khu vực nghỉ ngơi, và các giảng viên đào tạo.

Những lợi ích thiết thực như vậy chính là văn hóa mà SquareSpace nhắm tới, đảm bảo cho nhân viên có thể làm việc hiệu quả nhất.

Bài viết: Nhân viên có thể thấy rằng lời nói của họ có trọng lượng nếu không bị quản lý bởi quá nhiều các tầng lãnh đạo. Sự tự do này cho phép nhân viên của SquareSpace có khả năng độc lập tư duy và sáng tạo nhiều hơn.

9. Văn hóa doanh nghiệp của Facebook

Cũng giống như Google, Facebook là công ty đã phát triển với một văn hóa công ty độc nhất.

Facebook cũng giống như nhiều công ty khác, cung cấp đồ ăn, lợi ích cá nhân, không gian làm việc mở, giặt là tại văn phòng, các cuộc đối thoại bàn luận trực tiếp, môi trường cạnh tranh giúp nhân viên học hỏi và phát triển.

van hoa doanh nghiep cua facebook

Song, Facebook cũng vướng vào những vấn đề tương tự: Môi trường cạnh tranh sẽ dẫn đến stress, thêm đó, dường như một cấu trúc của tổ chức thiên về tự do, thân thiện với môi trường sẽ thành công ở các doanh nghiệp nhỏ hơn so với doanh nghiệp lớn.

Để đối mặt với thách thức này, Facebook đã xây dựng nhiều phòng hội thảo, nhiều tòa nhà riêng biệt, hàng loạt các khu vực ngoài trời vào giờ nghỉ, và lãnh đảo ( kể cả CEO Mark Zuckerberg) đều làm việc trong một văn phòng mở cùng các nhân viên. Mô hình văn hóa phẳng này đã tạo ra sự công bằng trong cạnh tranh.

Bài học: Môi trường cạnh tranh sẽ có cả 2 mặt tốt và xấu. Giải quyết được điểm xấu sẽ giúp doanh nghiệp bạn phát triển.

10. Văn hóa công ty của Adobe

Adobe là công ty có văn hóa tạo ra những thách thức cho nhân viên của họ bằng các dự án khó, sau đó cung cấp những hỗ trợ cần thiết để giúp nhân viên hoàn thành chúng. Cung cấp cả những lợi ích lớn như đa số các công ty khác, Adobe còn tập trung vào việc tránh phương pháp quản lý nhỏ lẻ, chi tiết để giúp nhân viên có niềm tin rằng họ sẽ làm tốt nhất khả năng của mình.

van hoa cong ty adobe

Sản phẩm của Adobe là thiên về sáng tạo, và chỉ khi họ tránh được kiểu quản lý quá chi tiết, theo sát liên tục nhân viên bằng chỉ số đánh giá, KPIs, thì họ mới cảm thấy tự do và tạo ra những sản phẩm tốt. Adobe không sử dụng các thang điểm để đánh giá năng lực của nhân viên.

Người quản lý sẽ đóng vai trò làm người hỗ trợ, cho phép nhân viên đặt ra các mục tiêu và đảm bảo rằng họ sẽ đạt được các mục tiêu đó. Nhân viên cũng được phép mua hoặc tặng thưởng cổ phần của công ty. Các khóa đào tạo được tổ chức để giúp họ có thêm các kỹ năng phát triển cần thiết.

Bài học: Đặt niềm tin vào các nhân viên là một văn hóa tốt đẹp giúp công ty phát triển trong dài hạn, bởi vì niềm tin sẽ tạo ra những con người có khả năng độc lập và tự chủ.

11. Văn hoá doanh nghiệp của Thế Giới Di Động

Thế Giới Di Động là một tập đoàn lớn nổi tiếng và có sự phát triển vượt bậc không ngừng nghỉ từ khi được thành lập cho đến nay. Để có được thành công này, công ty đã chú trọng vào việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp riêng biệt cho mình.

1615530027384

Bằng cách đề cao sự tận tâm, luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, tạo bầu không khí làm việc cởi mở, công bằng và tôn trọng cho nhân viên. Với môi trường tích cực và những điều kiện để phát triển tài năng, kiến thức, các nhân viên của Thế Giới Di Động đã cùng nhau xây dựng một nền văn hóa đặc sắc, hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung của toàn công ty.

Tổng kết về văn hóa doanh nghiệp

Rất nhiều các công ty cung cấp các lợi ích giống nhau khi bạn làm thành viên trong đó. Tuy vậy vẫn sẽ tồn tại những điểm khác biệt lớn trong cách vận hành, có hoặc không phù hợp với bạn.

Những văn hóa công ty tốt nhất là giúp nhân viên cảm thấy an toàn và được chào đón, không phải là nơi tạo ra những cảm giác không thoải mái khi làm việc.

Sau bài viết này, hy vọng bạn có thể đúc kết thêm cho mình những kiến thức hữu ích trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Chúc bạn thành công!