Sự cạnh tranh khốc liệt trên môi trường Internet khiến cho bài toán xây dựng thương hiệu trở nên khó khăn hơn. Một trong những yếu tố thành công tiên quyết của các start-up hoặc SME trong việc xây dựng thương hiệu từ con số 0 đó chính là chọn lựa một thị trường ngách phù hợp.
>>> 9 Cuốn sách về brand hay nhất mà bạn nên đọc
Mục lục bài viết
ToggleBranding – Xây dựng thương hiệu
Branding – Xây dựng thương hiệu là quá trình định hình nhận thức và suy nghĩ của khách hàng về một công ty, tổ chức hoặc cá nhân nào đó.
Bản thân nhận thức không thể tự bước vào cửa hàng để mua sắm hay sử dụng dịch vụ. Nhưng nó chính là yếu tố ẩn sâu thúc đẩy chúng ta làm điều đó, bởi nhận thức sẽ quyết định hành vi.
Một nghiên cứu tâm lý học xã hội đã chỉ ra dù con người nghĩ rằng họ có thể kiểm soát mọi hành động của mình, nhưng thật ra hành vi của chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi những kích thích mà bản thân chúng ta hoàn toàn không nhận biết được.
Vì vậy, những cảm nhận của một cá nhân về thương hiệu – dù có ý thức hay vô thức – sẽ quyết định đến cách họ gắn bó với thương hiệu đó.
Sức mạnh của thương hiệu thể hiện một sự thật rất quan trọng về nhận thức: Nhận thức rất dễ uốn nắn.
Và chúng ta đều đã thầm công nhận điều đó trên thực tế. Dù biết hay không, khách hàng vẫn không ngừng tìm kiếm ý nghĩa và sự thay đổi của thế giới xung quanh. Vì nếu không nắm bắt được điều đó, họ sẽ không biết mình cần phải làm gì. Bất kỳ ai cũng muốn khẳng định sự hiểu biết của mình là đúng đắn.
Theo như cách liên kết trong tư duy, những gì con người nhận thức được chính là những điều có thật đối với họ. Và đây mới chính là điểm xuất phát cho sức mạnh của việc xây dựng thương hiệu. Xây dựng thương hiệu là quá trình hình thành nhận thức, từ nhận thức lại biến thành hiểu biết về thực tế, vậy còn có thể hiểu là: Xây dựng thương hiệu là định hình nhận thức.
Điều này nghe có vẻ hơi bị cường điệu hóa, nhưng đây là sự thật. Sức mạnh của việc xây dựng thương hiệu đối với hành vi thực tế của người tiêu dùng là lí do để các công ty như Apple chi hàng triệu đô la mỗi năm để xây dựng thương hiệu.
Tại sao lại cần xây dựng thương hiệu?
Có một điều không thể phủ nhận rằng: Thương hiệu giành được sự tin tưởng, yêu thương của khách hàng và công chúng chính là tài sản có giá trị lớn nhất của doanh nghiệp.
Theo khảo sát của Nielson, 59% khách hàng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu mà họ cảm thấy quen thuộc và tin tưởng.
Những doanh nghiệp nhỏ thực sự sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc “đua” về quy mô khách hàng và ngân sách marketing với các ông lớn trong ngành. Họ chỉ còn duy nhất một vũ khí để đối chọi trong cuộc chiến thương trường không khoan nhượng: Thương hiệu.
Thương hiệu – một khái niệm trừu tượng – không đơn giản chỉ là chiếc logo hay vài ba chiến dịch quảng cáo, nó còn rộng hơn vậy. Làm sao để từng bước phát triển giá trị thương hiệu không phải là một công việc đơn giản, có thể thực hiện một sớm một chiều.
Cho dù là thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu dịch vụ hay bất kỳ loại thương hiệu nào khác, khi bạn tận dụng hiệu quả năng lực xây dựng hiểu biết thực tế, bạn có thể điều chỉnh hành vi mua của khách hàng một cách tối ưu nhất.
Hãy cùng Malu tìm hiểu làm thế nào để doanh nghiệp có thể xây dựng một thương hiệu thành công.
Chiến lược xây dựng thương hiệu là gì?
Trước khi tìm hiểu phương pháp xây dựng thương hiệu thành công, bạn cần nhận biết rõ thế nào là chiến lược xây dựng thương hiệu (brand building) trong doanh nghiệp.
Hiểu một cách đơn giản, chiến lược xây dựng thương hiệu chính là việc sử dụng các chiến lược và kế hoạch marketing để thúc đẩy quá trình nhận biết của khách hàng liên quan tới thương hiệu. Mục tiêu của các doanh nghiệp ở đây là cần phải tạo dựng sự độc đáo và khác biệt của thương hiệu đối với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Trong kỷ nguyên mới của Internet, doanh nghiệp cần phải áp dụng những chiến lược sau để xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình, gồm:
- Nâng cao trải nghiệm của khách hàng Online (giao diện website).
- SEO & Content marketing.
- Marketing trên nền tảng mạng xã hội.
- Email marketing.
- SEM (PPC).
Quy trình 10 bước xây dựng thương hiệu thành công
Giờ chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu chi tiết 10 bước để doanh nghiệp có thể xây dựng một thương hiệu thành công”
1. Xác định đối tượng khách hàng trọng tâm
Nền tảng của một thương hiệu thành công, đó chính là dành được sự ủng hộ từ những khách hàng trọng tâm – đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp sẽ tập trung và đầu tư sức lực nhiều nhất để giữ gìn và mở rộng phát triển.
Rõ ràng một điều, thương hiệu của bạn sẽ chẳng thế nào bao quát 100% toàn bộ khách hàng trong một thị trường. Tiền của và sức lực không thể cáng đáng được một thế giới phân mảnh với nhiều đối tượng có tính cách khác nhau.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp thông minh thường thực hiện đánh chiếm vào thị trường ngách, thu hẹp phạm vi đối tượng “thượng đế” mình phục vụ, liệt kê toàn bộ những đặc tính mà họ có, và truyền tải toàn bộ thông điệp phù hợp tới họ.
Chìa khóa trong việc định hình chân dung khách hàng thành công đó chính là: Càng cụ thể càng tốt. Bạn cần xây dựng buyer personas (bản chân dung của khách hàng) cho thương hiệu. Dưới đây mà một số yếu tố bắt buộc phải có trong bảng danh sách này:
- Tuổi.
- Giới tính.
- Địa điểm (sinh sống).
- Thu nhập.
- Trình độ học vấn
Sâu hơn, ta sẽ có những yếu tố cụ thể như:
- Mục tiêu (của họ trong cuộc sống và công việc).
- Động lực.
- Người / sự việc truyền cảm hứng tới họ.
- Thương hiệu sản phẩm họ đang gắn kết.
Nhận biết được những đặc điểm này, bạn hoàn toàn có thể phát huy thế mạnh của mình, tận dụng những cơ hội ngoài thị trường, đưa ra những chiến lược và nỗ lực marketing chuẩn chỉ, đánh trúng mục tiêu đã đề ra từ đầu. Hiểu người hiểu ta, trăm trận trăm thắng.
>> Sử dụng quy tắc 80/20 để xác định đối tượng khách hàng trọng tâm.
2. Thiết lập sứ mệnh của thương hiệu
Doanh nghiệp của bạn đã bao giờ nghĩ đến việc xây dựng và thiết lập sứ mệnh – brand mission statement. Cụ thể hơn, bạn cần diễn tả một cách cụ thể điều mà doanh nghiệp mong muốn khát khao trở thành nhất trong tương lai. Trước khi muốn khách hàng tin tưởng mình, doanh nghiệp cần phải thấu hiểu giá trị mà họ mong muốn đem lại cho họ.
Từng đặc điểm một: từ logo, slogan, tính cách, cho đến những hoạt động thường nhật, tất cả đều phải nhất quán với sứ mệnh mà doanh nghiệp đã thiết lập từ trước.
Khi khách hàng hỏi bạn, doanh nghiệp đang thực hiện những công việc gì, hãy trả lời họ bằng sứ mệnh mà bạn đã thiết lập từ thuở khai khẩn “đất hoang”.
Nike nổi tiếng với khẩu hiệu “Just Do It”, tuy nhiên ít ai biết được sứ mệnh của thương hiệu Nike chính là: “Truyền cảm hứng và động lực sáng tạo tới mọi vận động viên trên toàn thế giới”. Sự vận động và sáng tạo chính là kim chỉ nam để phấn đấu, giúp những người làm việc trong lĩnh vực thể thao có thể tiến những bước tiến mạnh mẽ về phía trước.
>>> Tại Sao Thương Hiệu Cần Tagline, Slogan, Mission Và Vision
3. Khảo sát thương hiệu trong thị trường
Bạn sẽ chẳng thể nào có đủ tiềm lực để bắt chước những chiến dịch triệu đô từ những thương hiệu lớn. Điều gì làm nên sự khác biệt và nổi bật của bạn trước những ông lớn?
Hãy tập trung làm một bản khảo sát về đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn trong thị trường. Tìm hiểu xem làm thế nào để họ xây dựng được sức mạnh trong thương hiệu của họ.
Chìa khóa để nổi bật, đó chính là sự khác biệt hóa. Nhận biết chiến lược của đối thủ chính là cách để bạn đối phó với đối thủ, sáng tạo và tạo sự khác biệt.
>>> Brand Value – Đo lường giá trị thương hiệu như thế nào?
Thiết lập bảng khảo sát thương hiệu đối thủ
Vì khảo sát đối thủ là một bước quan trọng để xây dựng và phát triển thương hiệu trên thị trường, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những công cụ bổ trợ để thiết lập bảng khảo sát. Thông qua Google Docs, Excel, bạn đã có được một bảng thống kê chi tiết tất tần tật những gì cần có.
Bạn cần trả lời một số câu hỏi căn nguyên như:
- Đối thủ có sự đồng nhất về thông điệp truyền tải, và các yếu tố hình ảnh trực quan trong các kênh marketing của mình không?
- Chất lượng sản phẩm / dịch vụ của đối thủ như thế nào?
- Bạn đã từng đọc qua những review về sản phẩm của đối thủ chưa? Nó được đánh giá như thế nào?
- Phương thức truyền thông của đối thủ cho sản phẩm của mình là gì? Cả online và offline?
Doanh nghiệp chọn ra từ 2 – 4 đối thủ, đưa ra bản so sánh và tự rút ra cho mình bài học kinh nghiệm và chiến lược cho chính thương hiệu của mình.
>>> Market Research – 6 Bước Nghiên Cứu Thị Trường Hiệu Quả
4. Nhấn mạnh tới các lợi ích mà thương hiệu bạn đem lại cho khách hàng
Xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp cũng giống như việc doanh nghiệp chào bán sản phẩm của mình tới khách hàng vậy. Bạn cần phải đem hết mọi tinh hoa và lợi ích của sản phẩm mình đem lại tới khách hàng.
Hãy nói những gì khách hàng cần nghe – những giá trị mà sản phẩm có thể đem lại tới khách hàng (thứ mà khách hàng sẽ trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm), không phải chỉ đơn thuần là liệt kê tính năng của chúng.
Ví dụ:
- Chiếc máy tính này chắc chắn sẽ giúp cải thiện năng suất làm việc của bạn.
- Thời gian làm việc của bạn sẽ được tiết kiệm đáng kể nếu như sử dụng sản phẩm của chúng tôi.
- Sản phẩm này giúp bạn tiết kiệm chi phí thường nhật.
Hãy nhìn thử ông lớn thương hiệu Apple. Apple đã sớm nhận ra những điểm mạnh của mình, từ thiết kế tinh tến đến sự dễ sử dụng trong những ứng dụng và hệ điều hành. Đó là lý do mà trong tất cả các chiến dịch quảng cáo và marketing, điều mà họ luôn nhấn mạnh đó chính là sự đơn giản và tinh tế trong các ấn phẩm thiết kế quảng cáo.
>>> 10 Chiến Lược Định Giá Sản Phẩm, Thương Hiệu Trong Marketing
5. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Thứ đập vào mắt của khách hàng đầu tiên không phải là sứ mệnh của thương hiệu, mà chính lại là logo và bộ nhận diện thương hiệu.
Thực vậy, điều thú vị nhất đối với các doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, đó chính là việc thiết kế logo và tạo câu Slogan.
Dù thú vị, nhưng đây không phải là công việc đơn giản. Việc thiết kế và tạo dựng Slogan đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có những chuyên gia hỗ trợ. Nếu gặp khó khăn trong hoạt động này, bạn đừng ngại ngần sử dụng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ thiết kế logo thương hiệu từ các Agency.
>>> Tham khảo Bộ nhận diện thương hiệu là gì? Bao gồm những gì?
Lưu ý, bộ nhận diện thương hiệu cần phải lưu tâm tới những thành tố như:
- Brand Name -Tên thương hiệu
- Logo – Biểu trưng
- Slogan/Tagline – Khẩu hiệu
- Color Palette – Bảng màu chủ đạo
- Typography – Kiểu chữ
- Graphical Elements – Yếu tố đồ họa
- Imagery – Hình ảnh
- Brand Voice – Tiếng nói
>>> Brand Identity là gì? Tại sao doanh nghiệp cần nhận diện thương hiệu?
6. Xây dựng tính cách đại diện cho thương hiệu
Tính cách đại diện cho thương hiệu là thứ sẽ thay mặt doanh nghiệp truyền đạt đi sứ mệnh và các hoạt động thường nhật. Là thứ trực tiếp giao tiếp với khách hàng, bạn cần chọn lựa 1 vài các đặc điểm để xây dựng:
- Sự chuyên nghiệp.
- Sự thân thiện.
- Sự uy tín
- Sự am hiểu – tính chuyên gia
- Mềm mỏng.
- Sự chân thành.
Khách hàng chỉ cảm thấy thân thuộc và tin tưởng một thương hiệu có tính cách và phẩm chất liên quan tới họ. Đó là lý do vì sao bạn cần phải xây dựng tính cách cho thương hiệu của mình. Thậm chí bạn cần phải truyền tải tính cách ấy vào trong những văn bản truyền thông của thương hiệu mình tới công chúng. Bạn nên cân nhắc những yếu tố như:
- Cách sử dụng đại từ nhân xưng trong truyền thông
- Chia sẻ những hình ảnh/clip hậu trường đằng sau những chiến dịch quảng cáo.
- Chia sẻ những trải nghiệm sử dụng sản phẩm thật của khách hàng.
- Sử dụng yếu tố cảm xúc trong các ấn phẩm quảng cáo (vui nhộn, xúc động,…).
>>> Tham khảo chi tiết về cách xây dựng Brand Personality – Tạo dựng tính cách cho thương hiệu
7. Xây dựng thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải
Mỗi thương hiệu khi xây dựng và phát triển cần phải định hình cho mình những tính cách và phẩm chất riêng biệt. Khách hàng luôn cảm thấy dễ chịu và thoải mái khi giao tiếp với một con người có đầy đủ những tính cách và phẩm chất đặc thù, chứ không phải giao tiếp với một cái máy vô hồn, không hơn không kém.
Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải định hình cho mình sẵn thông điệp rõ ràng mà họ muốn truyền tải tới khách hàng. Thông điệp có ý nghĩa này sẽ theo doanh nghiệp đi xuyên suốt tất cả các chiến dịch và nỗ lực marketing của doanh nghiệp trong tương lai.
Thông điệp này nên bao gồm các yếu tố như:
- Doanh nghiệp của bạn là ai?
- Bạn cung cấp những sản phẩm / dịch vụ nào?
- Điều mà bạn mong muốn được cống hiến cho xã hội và cộng đồng là gì thông qua sản phẩm / dịch vụ?
- Doanh nghiệp của bạn quan tâm tới đối tượng nào trong xã hội và cộng đồng?
Quan trọng hơn cả, thông điệp bạn muốn truyền tải cần phải đơn giản, ngắn gọn và xúc tích nhất có thể. Có như vậy, khách hàng mới hiểu bạn đang cố gắng truyền đạt thông điệp gì.
8. Tích hợp thương hiệu vào các điểm chạm với khách hàng
Bạn cần phải truyền tải linh hồn của thương hiệu lên mọi điểm chạm giữa thương hiệu với khách hàng
Như, vừa bước chân vào văn phòng, khách hàng và đối tác đã thấy logo và màu sắc bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp bạn ở khắp mọi nơi. Nhân viên ai cũng mặc đồng phục có in logo của doanh nghiệp. Khách hàng vừa mua một chiếc áo của thương hiệu, nhân viên nhanh chóng gói chiếc áo vào cái túi cho in logo của doanh nghiệp.
Hãy xây dựng các điểm chạm với khách hàng, ngay cả trên môi trường online, để có thể khiến họ ghi nhớ.
9. Sự chân thành, đồng điệu và nhất quán
Điều quan trọng nhất khi doanh nghiệp của bạn xây dựng thương hiệu của chính mình, đó chính là sự nhất quán trong các ấn phẩm thương hiệu.
Mọi phát ngôn, thông điệp của doanh nghiệp phải nhất quán, và đặc biệt nhất quán với sứ mệnh lớn mà doanh nghiệp đã đề ra ngay từ đầu. Sự thiếu thống nhất có thể khiến khách hàng cảm thấy khó mà thấu hiểu trước hình ảnh mà doanh nghiệp bạn đã vẽ ra, từ đó sinh ra sự thiếu tin tưởng và mất lòng tin từ họ.
>>> Tạo dựng sự nhất quán bằng cẩm nang thương hiệu
10. Bạn phải là người hiểu rõ thương hiệu của mình nhất
Không ai trên thế giới này có thể hiểu được thương hiệu này rõ như bạn. Chính bạn chứ không ai khác, sẽ là người lan truyền sứ mệnh, thông điệp và các hoạt động thương nhật của doanh nghiệp.
Khi tuyển dụng nhân lực từ bên ngoài, bạn phải đảm bảo rằng những con người ấy phải thích hợp và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp mà bạn đã xây dựng và phát triển. Có như vậy mọi sản phẩm truyền thông của doanh nghiệp bạn liên quan đến thương hiệu mới có được sự đồng điệu và nhất quán như tiêu chí số 9 bên trên.
Trên đây là 10 bước để doanh nghiệp bạn có thể xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả và thành công. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ là kim chỉ nam giúp thương hiệu của bạn vững bước trên thương trường đầy sự cạnh tranh và kèn cựa khốc liệt ngoài kia.
Xây dựng thương hiệu trong thời đại kỹ thuật số
Bạn đã nắm chắc những khía cạnh có thể giúp thương hiệu của bạn phát triển lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ khiến hành vi của khách hàng có sự thay đổi đáng kể so với trước đây.
Dưới đây là những khía cạnh bạn cần quan tâm để xây dựng thương hiệu trong kỷ nguyên công nghệ 4.0 – thời đại kỹ thuật số lên ngôi:
1. Trải nghiệm người dùng trên Website
Website của bạn chính là thành tố quan trọng nhất để xây dựng và phát triển thương hiệu trong kỷ nguyên kỹ thuật số.
Đây là nơi khách hàng tìm đến bạn để tìm hiểu thêm về sản phẩm, thực thi hành động khi họ sẵn sàng mua hàng. Mục tiêu của bạn ở đây không chỉ làm sao để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, mà còn phải truyền đạt chính xác những thông điệp mà doanh nghiệp đem đến cho cộng đồng.
Chính vì thế, bạn cần phải quan tâm tới mọi khía cạnh của website, từ tên miền, thanh điều hướng, cho tới nội dung content và cách phân phối chúng tới khách hàng. Có nhiều công cụ có thể giúp bạn, như WordPress cho quản trị content, Google Mobile-Friendly Test để check mức độ thân thiện với di động của website,…
2. SEO và Content Marketing
Một trong những công cụ có thể truyền bá thương hiệu của bạn nhanh nhất trong kỷ nguyên kỹ thuật số, đó chính là SEO (tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm) và tối ưu hóa content.
Dưới đây là một vài điểm bạn cần lưu ý khi xây dựng content cho website của mình:
- Content đó liên kết với đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn như thế nào?
- Làm cách nào để content của bạn có thể tìm thấy một cách tự nhiên trên công cụ tìm kiếm (như Google, Bing, Cốc Cốc,…)?
- Tần suất và thời gian bạn phân phối nội dung là bao nhiêu?
- Kế hoạch truyền thông nội dung của bạn là gì (sử dụng SEO hay kết hợp với chạy ads)?
- Phương thức truyền đạt content của bạn tới khách hàng là gì (blog, video, infographic,…)?
3. Mạng xã hội
Bạn có biết: Những khách hàng thông thái thường sử dụng mạng xã hội để quyết định mua hàng? Tới tận 74% người dùng mạng Internet ngày nay.
Với mạng xã hội, làm cách nào để thương hiệu của bạn trở nên nổi bật, hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây:
- Lựa chọn content có liên quan để reach tới người dùng mạng xã hội.
- Publish nội dung gốc, không đi góp nhặt từ nơi khác.
- Xây dựng cộng đồng tương tác đủ lớn.
- Mua quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook Ads, Instagram Ads hay TikTok Ads).
Những thương hiệu vững mạnh thường có trang mạng xã hội lớn, nhiều lượt follow, content chất, gắn bó mật thiết với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Với mạng xã hội, mục đích lớn nhất của bạn là xây dựng lòng tin, rồi đến sự trung thành và cuối cùng là đức tin như một dạng “tôn giáo” từ khách hàng.
4. Email marketing
Đừng đánh giá thấp hoạt động email marketing đối với việc xây dựng thương hiệu thành công. Với đúng content, đúng người, đùng thời điểm, email marketing sẽ giúp tăng traffic cho website, tăng sự tương tác từ khách hàng, và thậm chí, thúc đẩy hành vi và cải thiện doanh số bán hàng.
Dưới đây là một số cách thức để bạn có thể thu thập email từ khách hàng:
- Pop-up.
- Sidebar
- Landing page form
Nhưng để yêu cầu khách hàng điền email không thôi thì rất khó. Bạn có thể lồng ghép các thủ thuật sau cho việc điền form:
- Quà tặng (e-book, template, khóa học,…).
- Subcribe để đọc content mới.
- Hướng dẫn sử dụng dịch vụ / sản phẩm.
- Đăng ký để nhận thông báo khi có sản phẩm về.
5. Paid Advertising
Quảng cáo trả tiền cũng là phương thức hữu hiệu để xây dựng thương hiệu. Thay vì bạn phải mất nhiều công sức và thời giờ để SEO từ khóa, giờ đây, bạn hoàn toàn có thể chiễm chệ giành lấy những vị trí hiển thị đẹp nhất trên Google, Facebook hay Instagram.
Một chiến dịch quảng cáo thành công cần:
- Một mục tiêu thông minh.
- Đối tượng khách hàng mục tiêu rõ ràng.
- Kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng.
- Công cụ tracking hiệu quả.
- Các bài test để tối ưu hóa chiến dịch.
- Lựa chọn đúng keyword.
Tuy nhiên, quảng cáo trả tiền có thể khiến ngân sách Marketing của bạn bị sụt lún. Bạn nên cân nhắc sử dụng quảng cáo cho mục tiêu ngắn hạn, xây dựng và thiết lập Inbound Marketing cho mục tiêu dài hạn.
>>> Performance Marketing là gì? Tại sao các doanh nghiệp đổ tiền vào Performance Marketing
6. Theo dõi và phân tích số liệu
Cân nhắc tới những khía cạnh bên trên là chưa đủ, bạn cần phải theo dõi và kiểm soát nó thông qua các công cụ chuyên dụng. Kiểm soát hàng năm là chưa đủ, bạn cần phải theo dõi nó hàng tháng, hàng tuần, thậm chí hàng ngày để phát hiện sớm vấn đề, đề ra phương pháp sửa chữa phù hợp.
Tất nhiên, trong thời đại kỹ thuật số, việc doanh nghiệp sử dụng Google Analytics là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn cho mình những “người bạn bổ trợ” đắc lực khác như: Ahrefs, Moz,… Chúng sẽ khiến công việc của bạn trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Tạm kết
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp các kiến thức có thể giúp ích cho chiến lược xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp bạn. Tìm hiểu thêm các bài viết khác về thương hiệu tại Blog của Malu.