two professional boxer boxing bl

Phân tích đối thủ cạnh tranh là công việc cần thiết và ngày càng trở nên quan trọng cho việc định vị thương hiệu. Việc phân tích này sẽ giúp bạn có được những thông tin cơ bản về kênh tiếp cận, ưu, nhược điểm cũng như ngân sách của đối thủ. Từ đó, bạn sẽ đề ra chiến lược marketing đột phá, sáng tạo, nổi bật hơn so với đối thủ. Điều này sẽ hỗ trợ bạn từng bước vượt mặt đối thủ và có được sự thành công cho riêng mình.

Vậy phân tích đối thủ cạnh tranh là gì? Cách phân tích như thế nào và có lợi ích gì cho thương hiệu? Sau đây, Malu sẽ giúp bạn có được những gợi ý thông minh cho quá trình phân tích.

1. Công việc phân tích đối thủ cạnh tranh là gì?

Tại sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh là một chiến lược trong đó bạn xác định các đối thủ cạnh tranh chính và nghiên cứu các sản phẩm, chiến lược bán hàng và cách xây dựng thương hiệu của họ, … từ đó giúp việc xác định các cơ hội tiềm năng để cải thiện thương hiệu.

Cụ thể là bạn cần tiến hành đánh giá, so sánh và tạo ra chiến lược Branding tốt hơn, hiệu quả hơn đối thủ. Và điều này cũng giúp nâng vị thế doanh nghiệp của bạn trên thị trường. Việc phân tích này phải thực hiện với tần suất đều đặn, bởi một khi bạn lơ là, có thể đối thủ của bạn đã dẫn đầu thị trường và chiếm lấy cơ hội thu hút khách hàng của bạn.

collaborative process multicultu

Khi thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh bạn nên ghi nhớ 3 hạng mục cơ bản sau:

  • Nghiên cứu khách hàng của đối thủ là ai: Nhiệm vụ này sẽ giúp bạn tìm kiếm được những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp và phân khúc khách hàng mà họ hướng đến.
  • Phân tích dịch vụ, sản phẩm mà đối thủ cung cấp: để tạo được điểm khác biệt cho doanh nghiệp của mình, bạn cần phân tích các yếu tố thiết yếu từ đối thủ theo phương pháp 4P trong marketing như chức năng của sản phẩm (Product), kênh bán hàng (Place), giá thành (Price), các chương trình khuyến mãi (Promotion).
  • Phân tích các chính sách lãnh đạo, quản lý từ đối thủ: việc phân tích này sẽ hỗ trợ bạn tìm được những ưu điểm nổi trội của đối thủ để bạn có thể tạo ra chiến lược hợp lý nhất.

Nguyên tắc phân tích các đối thủ cạnh tranh theo phương pháp 3C

Một trong những cách phân tích đối thủ cạnh tranh được áp dụng phổ biến hiện nay là nguyên tắc 3C. Đây được hiểu là 3 từ viết tắt của “Customer (Khách hàng) – Competitor (Đối thủ cạnh tranh) – Company (Công ty)”. Đây cũng là 3 chỉ số trọng yếu trong việc phân tích môi trường bên ngoài của đối thủ.

Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp bạn có được những thông tin quan trọng về nhu cầu khách hàng cũng như xu hướng thị trường. Nguyên tắc 3C sẽ là kim chỉ nam cho nội dung phân tích của bạn, tránh lan man, xa rời mục đích.

Marketing Plan img 04
Áp dụng nguyên tắc 3c để đánh giá các đối thủ tiềm năng

2. Các yếu tố phân tích các đối thủ cạnh tranh cần chuẩn bị

Khi phân tích về đối thủ cạnh tranh của công ty, bạn nên tìm kiếm thông tin nhiều nhất có thể về mục tiêu mình nhắm đến. Các nguồn thông tin bạn cần có khi phân tích như website của đối thủ hay phương pháp marketing mà họ sử dụng.

Tùy vào quy mô của đối thủ cạnh tranh mà bạn sẽ thu thập những thông tin khác nhau. Mình ví dụ nếu bạn đang phân tích về đối thủ thương hiệu cao cấp thì bạn có thể quan tâm đến các yếu tố như:

  • Thị phần mà đối thủ cạnh tranh đang sở hữu là gì?
  • Họ có những chiến lược đầu tư mạo hiểm như thế nào?
  • Khách hàng mục tiêu mà đối thủ của bạn hướng đến là ai?
  • Tài liệu bán hàng của họ có những lợi ích hay tính năng nổi bật nào?
  • Giá sản phẩm/dịch vụ mà đối thủ của bạn đang cung cấp như thế nào?
  • Sản phẩm của họ có gì đặc biệt so với thị trường và nó giúp ích gì cho khách hàng của họ?

Những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về của mình. Từ đó, bạn sẽ tạo lập chiến lược tiếp thị cho sản phẩm/ dịch vụ của chính bạn một cách đột phá nhất.

image 1
Thu thập thông tin cần thiết là vô cùng quan trọng cho việc phân tích

3. 4 cách phân tích đối thủ cạnh tranh phổ biến

Sau đây, mình sẽ hướng dẫn phân tích đối thủ cạnh tranh để phần nào bạn có thể nắm được công việc nên bắt đầu từ đâu. Cụ thể cách phân tích đối thủ cạnh tranh mình sẽ tổng hợp qua 4 vấn đề cơ bản sau:

Phân tích đối thủ cạnh tranh qua các kênh tìm kiếm

Nếu bạn chưa tìm được đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay gián tiếp của mình thì việc tìm kiếm họ trên Google, Facebook hoặc Tiktok được xem là một ý tưởng không tồi. Và điều bạn cần cân nhắc khi lựa chọn các đối thủ này trên các kênh tìm kiếm là:

  • Thời gian đối thủ tham gia thị trường đã lâu hay chưa?
  • Phân khúc khách hàng đối thủ hướng đến có giống bạn hay không?
  • Đối thủ có sản phẩm hay dịch vụ kinh doanh nào tương tự với bạn không?
  • Chiến dịch quản bá thương hiệu của đối thủ có điểm gì nổi bật hơn thương hiệu của bạn?

Mình lưu ý khi phân tích đối thủ cạnh tranh trên các kênh tìm kiếm thì bạn nên tạo cho mình danh sách từ 7 – 10 đối tượng. Việc này sẽ giúp bạn lọc được những đối thủ tốt nhất trước khi bước vào phân tích chi tiết.

omni channel technology online retail business conceptual
Xem xét tất cả các kênh tìm kiếm đối thủ sử dụng

Kiểm tra nhận diện của khách hàng với thương hiệu

Trong bước này bạn cần tìm hiểu về những giá trị thương hiệu cần cho chiến lược phân tích (có thể là cảm nhận khách hàng, đặc tính cốt lõi thương hiệu,…). Từ đó, bạn sẽ phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu về sản phẩm/dịch vụ của đối thủ.

Các yếu tố phân tích đối thủ cạnh tranh quan trọng ảnh hưởng đến quá trình khách hàng nhận diện thương hiệu có thể kể đến:

  • Đánh giá từ khách hàng: Bạn có thể sử dụng công cụ Awario để đo lường những vấn đề mà khách hàng nói về đối thủ cạnh tranh của bạn trên website hay mạng xã hội.
  • Tình cảm: Ở yếu tố này, bạn sẽ đo lường được cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm/ dịch vụ của đối thủ, nó tích cực hay tiêu cực.
  • Chủ đề chính: Bạn cần xác định được chủ đề chính mà khách hàng thường nói về đối thủ cạnh tranh của bạn, có thể là khen, chê sản phẩm, có thể là cách đối thủ phục vụ, tư vấn cho khách hàng có tốt hay không.
  • Vị trí địa lý: Bạn có thể tham điều chỉnh phạm vi ngày, tháng trong báo cáo để xem có sự thay đổi nào từ đối thủ về quốc gia hay ngôn ngữ không. Nếu có thì đối thủ của bạn đang chuẩn bị đẩy mạnh phát triển trong thị trường họ kinh doanh. Đây cũng là cơ hội để bạn có thể cạnh tranh với họ.
  • Nền tảng truyền thông xã hội: Yếu tố này sẽ cho bạn biết được các kênh xã hội mà khách hàng đối thủ hay lui tới. Bằng cách này, bạn cũng có thể phân tích và thử nghiệm những nền tảng xã hội mới, thu hút khách hàng.
danh gia thuong hieu
Kiểm tra khách hàng nhận diện thương hiệu của đối thủ như thế nào?

Đánh giá sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh bằng cách nào thì hiệu quả? Một trong những cách đó là đánh giá sản phẩm đối thủ cạnh tranh của bạn. Sau đây là một số yếu tố bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi triển khai:

  • Tính năng sản phẩm: Đây là yếu tố cốt lõi và cần bạn đầu tư nhiều về mặt thông tin, thời gian để đảm bảo rằng bạn đã phân tích đúng những tính năng nổi bật nhất của sản phẩm đối thủ.
  • Định giá: Việc này sẽ giúp bạn có được các ý tưởng tốt cho quá trình thử nghiệm A/B. Bạn nên lưu ý đến việc họ định giá sản phẩm/ dịch vụ như thế nào để từ đó rút kinh nghiệm cho triển khai sản phẩm của mình.
  • Đặc quyền: Đây là cái mà khách hàng rất quan tâm. Vì thế, bạn nên xem kỹ đối thủ cạnh tranh có cung cấp thông tin gì miễn phí hay sử dụng bản freemium không. Bạn có thể học hỏi để phát triển tốt hơn cho website của mình.
  • Công nghệ: Bạn có thể sử dụng công cụ BuiltWith để tìm hiểu công nghệ của đối thủ. Bạn chỉ cần có URL của website đối thủ là bạn đã có được thông tin về công nghệ đang chạy trên trang web của họ, các dịch vụ tiếp thị hay cả CRM,…
cup taster girl tasting degustation coffee quality test coffee cupping

Quy mô đầu tư của đối thủ

Đây là bước phân tích đối thủ cạnh tranh khá quan trọng. Bạn có thể biết được quy mô mà đối thủ đầu tư thông qua:

  • Phân tích, so sánh nội dung đối thủ: Việc phân tích này sẽ giúp bạn có cơ hội hoàn thiện nội dung của mình một cách vượt trội hay. Song song đó, bạn cũng biết được đối thủ cạnh tranh đang tập trung nhiều vào loại nội dung nào. Đó có thể là blog, case study hoặc các nội dung chuyên sâu,…
  • Mức độ tương tác trên mạng xã hội của đối thủ: Mức độ tương tác càng cao thì chứng tỏ sự đầu tư cho các kênh mạng xã hội của đối thủ càng cao. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp thường tận dụng mạng xã hội để tiếp cận số lượng lớn người dùng.

Trên đây 4 cách giúp bạn có thể phân tích đối thủ cạnh tranh một cách hiệu quả, tuy nhiên trong trường hợp phân tích nhận thấy các đối thủ có nhiều điểm chung với thương hiệu bạn như: giá trị sản phẩm mang lại, thị phần, hình ảnh nhận diện,… Điều này sẽ rất khó cho thương hiệu có thể giành được vị trí ưu tiên của người tiêu dùng. Hãy tham khảo chiến lược tái định vị thương hiệu, nó sẽ giúp bạn rất nhiều khi gặp trường

businessman fund manager stacking coins with tree plant increasing graph growth business investment profit dividend concept
Phân tích quy mô đầu tư của đối thủ cạnh tranh

Một số kỹ năng phân tích đối thủ cạnh tranh hữu ích nên áp dụng

Khả năng tổng hợp thông tin

Khi thực hiện các chiến lược Marketing, thì việc phân tích đối thủ cạnh tranh cần phải được ưu tiên hàng đầu và việc phân tích không phải một mà nên là nhiều đối thủ khác nhau. Thế nên, nó đòi hỏi bạn ở khả năng tổng hợp tốt các thông tin, xử lý dữ liệu hiệu quả.

Mình mách bạn một mẹo đơn giản khi tổng hợp là bạn nên viết ra giấy hoặc đánh máy những thông tin mà mình thu thập được. Sau đó, bạn tiến hành so sánh, đối chiếu những điểm giống, khác nhau để có được bảng phân tích hoàn chỉnh.

Ứng dụng các công cụ phân tích

Hiện nay, có khá nhiều công cụ hỗ trợ việc phân tích của bạn trở nên nhanh chóng hơn. Khi phân tích đối thủ, bạn có thể sử dụng một số công cụ phổ biến như: Google Trends, Ahref, Alexa, Graph Search, Audience Insight,…

cong cu phan tich 1
Ứng dụng các công cụ phân tích phần nào giúp tiết kiệm thời gian thực thi

Bám sát định hướng thương hiệu

Đây là cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong Marketing cần chú trọng. Bởi một khi bạn xác định mục tiêu chưa phù hợp với định hướng thương hiệu thì việc phân tích sẽ trở nên vô nghĩa.

Malu  mong rằng với nội dung bài viết phân tích đối thủ cạnh tranh này, bạn sẽ ứng dụng tốt trong quá trình triển khai để hỗ cho những chiến lược trong các chiến dịch Branding. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau.