thumb nail website

Mỗi chúng ta đều có những thế mạnh của riêng mình. Đối với một chủ doanh nghiệp, thế mạnh sẽ nằm ở việc xây dựng hệ thống sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng mong muốn, tạo ra lợi nhuận và chiến lược hóa các kế hoạch phát triển thương hiệu. Khả năng thiết kế (design) có thể không nhất thiết phải nằm trong những thế mạnh đó.

Do vậy, việc thuê các nhân viên thiết kế (designer) bên ngoài có thể đóng vai trò chiến lược trong sự thành công của doanh nghiệp. Một nhà thiết kế tuyệt vời có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian, cải thiện hình ảnh của bạn trong mắt công chúng mục tiêu và thậm chí tạo ra nhiều doanh thu hơn. Thuê một designer là một quyết định kinh doanh đúng đắn, ngay cả khi doanh nghiệp của bạn đang ở giai đoạn sơ khai. Dưới đây là 4 lý giải cho câu hỏi “Doanh nghiệp có thật sự cần designer để thành công?”

Designer giúp tạo ra ấn tượng ban đầu hiệu quả:

thiet ke an tuong
Ấn tượng ban đầu của khách hàng tiềm năng với doanh nghiệp không thể bị xem nhẹ, mặc dù hình ảnh không hoàn toàn nói lên chất lượng của thương hiệu. Sự thật là những biểu hiện về hình ảnh sẽ là thứ đầu tiên mà khách hàng chú ý đến khi tìm hiểu về doanh nghiệp của bạn. 

Một designer có thể đảm bảo rằng mọi khía cạnh xung quanh chiến lược thương hiệu của bạn là nhất quán. Sự nhất quán là yếu tố tạo nên lòng tin và giúp nâng cao vị thế của thương hiệu giữa những đối thủ trên thị trường.

Nếu ấn tượng ban đầu mà mà bạn để lại là sự thiếu chuyên nghiệp và thiếu đồng nhất thì chính doanh nghiệp của bạn sẽ gánh hậu quả về lâu dài. Designer giúp chắc chắn rằng mọi quảng cáo trên mạng xã hội đến logo doanh nghiệp hay hình ảnh được dùng trên website đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. 

Tính nhất quán là nhân tố làm nên sự thành hay bại của doanh nghiệp:

su dong nhat

Nếu mỗi nền tảng, bạn lựa chọn những thể hiện về hình ảnh khác nhau một cách thiếu tổ chức thì khách hàng không thể hiểu được thương hiệu của bạn muốn truyền tải điều gì. Lợi ích của việc thuê designer nằm ở chỗ họ có sự thấu hiểu về tầm quan trọng của nhiệm vụ liên kết hóa mọi ấn phẩm truyền thông với những giá trị thương hiệu xoay quanh doanh nghiệp. 

Tính nhất quán không chỉ dừng lại ở việc sử dụng cùng một font chữ hay bảng màu. Tính nhất quán còn phải thể hiện những năng lượng, tính cách, dấu ấn của thương hiệu – điều mà những designer kỳ cựu nắm rất rõ.

Designer giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian:

Không có ai lên án việc bạn có thể lên Canva hay bất kỳ nền tảng cung cấp sẵn template thiết kế nào để cố gắng tự mình hoàn thành các ấn phẩm truyền thông mạng xã hội. Vấn đề là sử dụng template đồng nghĩa với việc mất đi tính nguyên bản và độc nhất. Nếu bạn vẫn muốn cố chấp vật lộn để tạo ra tính độc đáo từ những tài nguyên có sẵn đó thì có thể bạn đang tốn thời gian hơn nhiều so với việc thuê một designer làm việc cho mình. 

Designer giúp cắt giảm chi phí không cần thiết cũng như tạo ra thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp:

tiet kiem thoi gian

Designer sẽ giúp doanh nghiệp theo 2 hướng: Thứ nhất, họ sẽ ngăn bạn lãng phí tiền bạc và tài nguyên vào các nội dung thiết kế mà rõ là không hoặc kém mang lại hiệu quả cho công ty. Thứ hai, một designer giỏi sẽ tạo ra những “tài sản” cả vô hình và hữu hình mà giúp làm tăng chỉ số R.O.I (Return Of Investment) cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những ấn phẩm bắt mắt mà designer tạo ra sẽ thu hút công chúng, cả tập công chúng tiềm năng lẫn khách hàng hiện thời, từ đó cũng tăng tổng doanh thu cho doanh nghiệp. 

Một nghiên cứu từ McKinsey&Company trên tập hơn 300 doanh nghiệp thuộc các quốc gia, nhóm ngành khác nhau đã chỉ ra rằng: ấn phẩm thiết kế tốt là quan trọng cho dù công ty của bạn tập trung vào bán sản phẩm vật lý, sản phẩm kỹ thuật số, dịch vụ hay kết hợp đa hình thức. Đồng thời, những doanh nghiệp có chỉ số MDI (McKinsey Design Index) – một chỉ số đánh giá khả năng thiết kế từ McKinsey cao hơn thì thu về nhiều lợi nhuận hơn. 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có hiểu thêm về vị trí, vai trò và sự cần thiết của designer đối với doanh nghiệp, tìm hiểu thêm các bài viết khác tại Blog của Malu.

Nguồn ảnh: gettyimage, freepik

Tìm hiểu thêm >>> Designer và Marketer: Lương duyên hay nghiệt duyên?