tvc television commercial

Ngày nay, quảng cáo truyền thống trên TV (TVC – Television commercial) không còn là kênh truyền thông quyền lực như cách đây 10 – 20 năm. Ở thời kì hoàng kìm của nó, TVC là cơ hội có 1 không 2 để bạn quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình tới hàng triệu đối tượng khách hàng tiềm năng.

Giờ đây, câu chuyện đã thay đổi hoàn toàn khác.

>>> Insight là gì? Xác định Insight khách hàng

 

TVC là gì?

TVC – Television Commercial là từ dùng để chỉ cho các hình thức quảng cáo trên Tivi. Phương thức quảng cáo TVC đã được sử dụng trong chiến lược Marketing truyền thông từ lâu, như một kênh truyền thông nhằm phân phối các thông điệp khác nhau tới đối tượng khách mục tiêu của doanh nghiệp.

Không thể phủ nhận rằng, TVC là hình thức quảng cáo rất tốn kém. Nhưng bù lại, nó đem lại một sự tin tưởng rất lớn từ khách hàng bởi quan niệm rằng, những doanh nghiệp có khả năng quảng cáo trên Tivi – các kênh chính thống hẳn sẽ rất uy tín và chuyên nghiệp.

tvc la gi

Tuy vậy, TVC ngày càng đánh mất đi ngôi vương của mình trong “làng quảng cáo” bởi sự lên ngôi của Marketing Online, những rào cản đó chính là:
 

Những rào cản hiện hữu trong kỷ nguyên Digital

Trước khi chúng ta đi sâu vào tìm hiểu những bước xây dựng có thể giúp TVC của doanh nghiệp bạn trở nên hấp dẫn hơn, bạn cần phải trang bị cho mình những phương án đối phó với các rào cản có thể khiến chiến dịch marketing mới của doanh nghiệp gặp thất bại.

1. Công nghệ skip quảng cáo: Trước sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị ghi chương trình truyền hình (như smart TV, app xem truyền hình), ngày càng nhiều người sử dụng chức năng tua nhanh khi chương trình truyền hình bị gián đoạn bởi vài phút quảng cáo.

Ngay cả khi doanh nghiệp bạn bỏ hàng trăm triệu đồng để đảm bảo một spot quảng cáo vững chắc vào giờ vàng, không có gì đảm bảo quảng cáo của bạn sẽ đến được tới hàng triệu khách hàng triển vọng ngoài kia.

nhung rao can cua tvc hien tai

2. Quá nhiều thứ làm phân tâm khách hàng: Trước sự nở rộ của smartphone, tablets, thiết bị cầm tay thông minh,… có quá nhiều yếu tố có thể khiến khách hàng không tập trung vào những TVC trên truyền hình. Quảng cáo của bạn có thể tiếp cận tới hàng triệu người, nhưng có thể chỉ 1% trong đó là thực sự theo dõi quảng cáo của bạn.

3. Tâm lý “phòng ngừa” quảng cáo: Mọi người thường có tâm lý “phòng ngừa” với tất tần tật các thể loại quảng cáo. Người ta hàng ngày đã bị bủa vây trước hàng chục, hàng trăm loại quảng cáo thuộc đủ các sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Rồi quảng cáo lại càng làm phá hỏng, vụn vỡ các chương trình yêu thích của họ nữa.

Liệu khách hàng có sẵn lòng nán lại vài phút chỉ để xem 30 – 60 giây thước phim giới thiệu về thương hiệu của bạn? Hay ngay lập tức chuyển kênh mà không một chút hối tiếc nào?

Liệu TVC còn thực sự hiệu quả nữa hay không?

TVC ở một mức độ nào đó, vẫn sẽ mang lại hiệu quả (chỉ là giảm hơn so với 10 – 20 năm trước). Nếu muốn thực hiện các chiến dịch TVC trong thời điểm hiện tại, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để thu hút sự chú ý từ đối tượng khách hàng tiềm năng.

Làm thế nào để khách hàng chú ý vào quảng cáo của bạn? Làm thế nào để họ không chuyển kênh và không bị phân tâm bởi các phương tiện giải trí khác? Làm cách nào để bạn vẫn truyền tải được thông điệp mà không khiến khách hàng khó chịu? Những câu hỏi này nên được cân nhắc trong bản kế hoạch xây dựng chiến dịch marketing – truyền thông qua TVC.

lieu quang cao tvc con hieu qua

>>> Xem thêm Quảng cáo là gì? Những điều thú vị về quảng cáo trong marketing

Một khi bạn hiểu rõ phương thức truyền thông qua quảng cáo trên TV, cũng như nhận thấy những cơ hội tiềm năng từ phương thức này, bạn có thể thiết lập những ý tưởng sáng tạo và nổi bật, có thể khiến không một khách hàng nào không bị quyến rũ từ spot quảng cáo của doanh nghiệp bạn.
 

10 bước để xây dựng một spot quảng cáo TVC hiệu quả

Dưới đây là 10 bước cơ bản giúp bạn thiết lập được một chiến lược TVC tốt:

Bước 1: Nghiên cứu thị trường, khách hàng mục tiêu cho phim quảng cáo

Khác với các nghiên cứu thị trường trước đó mà doanh nghiệp đã thực hiện, nghiên cứu này giúp bạn có thể hiểu rõ insight khách hàng của mình. Bên cạnh đó, cũng sẽ giúp bạn có thể tạo sự khác biệt với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh của mình.

Việc nghiên cứu này sẽ tối thiểu đạt được các mục đích sau:

  • Chân dung khách hàng mục tiêu của bạn
  • Bối cảnh truyền thông
  • Phong cách, tính cách của thương hiệu bạn
  • Các dự án đang chạy của đối thủ cạnh tranh/ của thị trường khách hàng mục tiêu của bạn

=> Thông điêp mà bạn muốn truyền tải cho TVC quảng cáo lần này là gì?

Nếu doanh ngiệp không đủ nguồn lực để thực hiện nghiên cứu cho dự án này, bạn hoàn toàn có thể hợp tác với các agency. Họ sẽ có sẵn đội ngũ giúp bạn nghiên cứu thị trường và đánh giá thị trường đó để có được những thông điệp truyền thông rõ ràng đánh đúng insight khách hàng nhất.
nghien cuu danh nghiep
>>> Xây dựng chiến lược PR cho doanh nghiệp

Bước 2: Tìm kiếm Ý tưởng lớn – Big idea

Quảng cáo trên TV có thể rất đắt đỏ. Từ việc mua lại một khung giờ cố định để giới thiệu sản phẩm, cho đến việc mua 1 spot quảng cáo vào khung giờ vàng, nó đều tiêu tốn một khoản ngân sách khá là lớn trong quỹ hầu bao của doanh nghiệp cho Marketing. Vậy, ý tưởng lớn mà khách hàng ngóng trông từ sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp bạn là gì?

Hãy nhìn lại những spot quảng cáo đã làm mưa làm gió tại Việt Nam thời gian qua. Như Tiki chẳng hạn, chỉ cần qua một spot quảng cáo trong mùa Tết, với câu khẩu hiệu được Trường Giang nhắc đi nhắc lại: “Trời ơi tin được hông”, đã nhấn mạnh tới yếu tố các mặt hàng trên trang được giảm đến 91% trong dịp này.

Dân mạng ngay lập tức sần sần rộn rã với câu khẩu hiệu cửa miệng của danh hài trong quảng cáo. Lượt view của quảng cáo trên YouTube của Tiki đã lên đến 1,5 triệu lượt (tính đến tháng 5/2019). Còn hiện vẫn chưa có con số thống kê trên các kênh truyền hình chính.

>>> Big idea là gì? Cách triển khai big idea hiệu quả

Không có lý do gì mà doanh nghiệp của bạn không tạo ra hiệu ứng viral từ những spot quảng cáo có ý tưởng sáng tạo cả. Hãy làm điều gì đó thật vĩ đại, và khách hàng sẽ chú ý tới bạn ngay lập tức.

Bước 3: Chuẩn bị bản tóm tắt sáng tạo 

Để cho bên Creative agency hiểu được đúng mục tiêu, ý định truyền thông và đối tượng mà doanh nghiệp bạn hướng tới bạn cần xác định các yếu tố sau thật rõ ràng để tìm được đối tác phù hợp với doanh nghiệp mình:

  • Mục tiêu – Ra mắt sản phẩm mới? Tăng nhận diện thương hiệu? Bán hàng?…
  • Thông điệp (Big idea) – một thông điệp rõ ràng mà bạn muốn truyền tải trong quảng cáo là gì?
  • Đối tượng mục tiêu – bạn đang cố gắng tiếp cận với chiến dịch của mình là ai?
    Các yêu cầu tiêu chuẩn bao gồm:
  • Nguyên tắc thương hiệu – có phương diện nào của sản phẩm, thương hiệu cần được kết hợp không?
  • Định dạng – quảng cáo này sẽ được xem ở đâu? Thời lượng phim quảng cáo?
  • Ngân sách – bạn sẽ chi bao nhiêu cho việc sản xuất TVC quảng cáo này?
  • Thời gian – chiến dịch nên chạy khi nào?

Bước 4: Thuê các Agency quảng cáo TVC chuyên nghiệp

Bạn muốn sản phẩm TVC của mình trở nên chuyên nghiệp? Hãy thuê một Agency chuyên sản xuất các TVC và để họ thực hiện công việc giúp bạn. Họ có khả năng bao quát toàn bộ các giai đoạn tiền hậu kỳ của quảng cáo, từ viết kịch bản, quay và dựng phim.

Doanh nghiệp bạn nên khảo giá trước khi lựa chọn công ty sản xuất đối tác. Tất nhiên là tiền nào của đấy, nhưng hãy cân nhắc tất cả các khía cạnh để phù hợp nhất với nguồn lực mà doanh nghiệp bạn hiện đang có.

>>>  Vai trò của Agency trong ngành Marketing

Bước 5: Cùng agency lên big idea, ý tưởng kịch bản

Sau khi có sự trao đổi về bản tóm tắt sáng tạo, bộ phận sáng tạo của agency sẽ đưa ra một số concept/ ý tưởng trả lời bản tóm tắt theo những cách khác nhau. Điều thực sự quan trọng là bản tóm tắt chứa càng nhiều chi tiết càng tốt vì đây là những gì nhóm sáng tạo sẽ sử dụng để khơi nguồn ý tưởng và đưa ra các khái niệm. Chúng có thể khác nhau theo giai điệu, thứ bậc thông điệp hoặc theo cách tiếp cận sản xuất, ví dụ như hoạt hình so với diễn viên thực. Tất cả các ý tưởng được đề xuất đều nhằm đạt được mục tiêu như đã đề ra trong bản tóm tắt.

Mặc dù mọi concept đều khác nhau và xuất phát từ bản tóm tắt, nhưng đây là một số hoạt động hữu ích để giúp nảy sinh ý tưởng kịch bản sản xuất TVC.

Bước 6: Hoàn thiện kịch bản văn học, storyboard

Sau khi đã thống nhất concept, idea cho TVC, copywriter của agency sẽ viết kịch bản văn học và vẽ storyboard để thể hiện ý đồ hình ảnh cho từng khung hình. Storyboard sẽ cung cấp ngữ cảnh để bạn biết khi nào và ở đâu mỗi khung hình được đặt. Nó cũng sẽ bao gồm tất cả bài phát biểu, thuyết minh, ghi chú diễn xuất và supers (văn bản được đặt trên hình ảnh). Bảng phân cảnh truyền tải ý định trực quan giúp kể câu chuyện. Nó sẽ hiển thị những thứ như góc máy ảnh, điểm lấy nét, chuyển động của máy ảnh, bất kỳ loại xử lý hình ảnh nào và hơn thế nữa. Chúng có thể được kèm theo phim tâm trạng và hình ảnh để các bên có thể hiểu được ý định hình ảnh.

Sau khi bên agency hoàn thiện kịch bản, agency sẽ thuyết trình với bạn về kịch bản đó. Kịch bản sẽ được hoàn thiện dần cho đến khi bạn cảm thấy hài lòng và đạt được đúng mục tiêu truyền thông của bạn

Kết quả của giai đoạn này là: Kịch bản văn học và storyboard

Mot kich ban quay TVC quang cao 1024x614 1

Bước 7: Sản xuất TVC quảng cáo

Sau khi có kịch bản phim quảng cáo, agency sẽ bắt tay vào quá trình quay TVC. Ở giai đoạn này, agency có thể tự mình quay hoặc có thể kết hợp với một production house khác để thực hiện quay.

Trước thực hiện quay TVC quảng cáo cần đảm bảo các nhân sự sau:

  • Đạo diễn – người sẽ đưa kịch bản vào cuộc sống?
  • The Talent – diễn viên hoặc người thuyết minh phù hợp (tuổi / giới tính / ngoại hình) cho quảng cáo là ai? thường diễn viên sẽ đại diện cho khách hàng mục tiêu của bạn
  • Âm nhạc – âm nhạc nào nâng cao kịch bản hay là một yêu cầu leng keng đáng nhớ cho thương hiệu? Quảng cáo có yêu cầu bất kỳ hiệu ứng âm thanh nào để nâng cao câu chuyện không?
  • Vị trí – bối cảnh sẽ như thế nào hoặc quảng cáo có cần phải được đặt ở ngoài trời hoặc ở nhiều địa điểm không?

Ngày sản xuất là nơi hành động diễn ra, khi tất cả công việc chuẩn bị và lập kế hoạch chăm chỉ kết hợp với nhau để hoàn thành tầm nhìn sáng tạo của các bên cho TVC quảng cáo của bạn. Mặc dù bạn có thể không nhất thiết phải đến phim trường trong khi quay phim, nhưng bạn có thể chọn xem tất cả kết hợp với nhau như thế nào.

Qua trinh quay dung TVC quang cao 1024x614 1
Quá trình quay, dựng TVC quảng cáo

Bước 8: Hoàn thiện Sản phẩm TVC quảng cáo

Quá trình hậu sản xuất, hay còn gọi là “chỉnh sửa”, có thể mất vài ngày, nhưng nếu ngày sản xuất diễn ra như kế hoạch, thì bước này sẽ khá suôn sẻ và khá thú vị. Trong quá trình hậu sản xuất, bạn sẽ có cơ hội xem các cảnh quay ban đầu được chỉnh sửa thành một câu chuyện, với đồ họa và tiêu đề được thêm vào, làm chủ màu sắc, trộn âm thanh và các bước hoàn thiện cuối cùng được thực hiện trước khi xuất cho TV! Cụ thể sẽ bao gồm các công đoạn như sau:

  • Chỉnh sửa – Cắt, ghép các khung hình lại với nhau để tạo quảng cáo. Đảm bảo nó hoạt động cho tất cả các định dạng dự định, chẳng hạn như TV, YouTube, Instagram, v.v.
  • Phân loại màu – Các thuộc tính khác nhau của hình ảnh như độ tương phản, màu sắc, độ bão hòa, chi tiết, mức độ đen và điểm trắng có thể được nâng cao hoặc sửa chữa trong quá trình hậu sản xuất. Điều này có thể được sử dụng để tạo hiệu ứng cách điệu cho bộ phim cuối cùng.
  • Kỹ thuật âm thanh – đảm bảo tất cả âm thanh hoạt động liền mạch với nhau và với hình ảnh.
Cat ghep chinh sua va hoan thien TVC quang cao 1024x614 1
Cắt, ghép, chỉnh sửa và hoàn thiện TVC quảng cáo

Sản phẩm cho bước này là một TVC quảng cáo hoàn chỉnh chỉ chờ ngày lên song.

Bước 9. Lựa chọn khung giờ phát sóng TVC hợp lý

Thời gian quảng cáo được phát sóng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiếp cận và thu hút sự chú ý của khách hàng. Một spot quảng cáo lúc 3h sáng nhiều khả năng sẽ chỉ giúp bạn đốt ngân sách marketing của doanh nghiệp một cách nhanh hơn mà chẳng thu được lợi ích nào đáng kể.

Bạn cũng đừng quên lựa chọn kênh truyền hình phù hợp để phát sóng quảng cáo của doanh nghiệp bạn nữa nhé. Quảng cáo nhạy cảm trên các kênh trẻ em vừa tạo sự phản cảm, lại vừa không giúp doanh nghiệp tiếp cận được chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. (và chắc chắn không được xét duyệt đâu)

Bước 10. Duy trì tần suất phát sóng TVC ổn định

Doanh nghiệp bạn cần đảm bảo tần suất phát sóng spot quảng cáo TVC có sự ổn định, có thể tối đa hóa việc tiếp cận tới đối tượng khách hàng mục tiêu, và phù hợp với khoản ngân sách mà doanh nghiệp đã chi ra đối với các đài truyền hình đối tác.

Để bổ trợ cho TVC, doanh nghiệp bạn cần xây dựng các công cụ hỗ trợ, như landing page, website, tờ rơi, tổng đài chăm sóc khách hàng, để sẵn sàng tiếp nhận khách hàng sau khi họ theo dõi quảng cáo của doanh nghiệp trên TV.

 

Sản xuất TVC quảng cáo cần lưu ý những điều gì?

1. Tìm kiếm creative agency phù hợp

Từ bản tóm tắt sáng tạo đã được lập ra, bạn sẽ tìm kiếm các đơn vị sản xuất TVC quảng cáo phù hợp. Tùy vào mục tiêu, quy mô công ty mà yêu cầu tìm kiếm agency là khác nhau

Dựa trên kinh nghiệm 4 năm hoạt động trong lĩnh vực creative agency, Malu tổng hợp được một số yêu cầu tìm kiếm đối tác mà bạn có thể tham khảo sau:

  • Lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp
  • Các đối tác/ sản phẩm TVC quảng cáo sản xuất trước đó của doanh nghiệp có liên quan đến ngành hàng của bạn
  • Quá trình tương tác có nhiệt tình không? Tỷ lệ phản hồi như thế nào?
  • Có đảm bảo được thời gian, tiến độ sản xuất

2. Liệu có nên nhấn mạnh khía cạnh con người trong quảng cáo?

Có rất nhiều những nội dung quảng cáo ấn tượng mà không cần tới sự xuất hiện của con người (ví dụ như TVC quảng cáo sữa bò của Vinamilk, hay spot “Có gì hot” của Beeline). Nhưng cũng vì vậy mà doanh nghiệp bạn đừng đánh giá thấp sức mạnh của hình ảnh con người trong các spot quảng cáo.

Để đảm bảo TVC trở nên thực sự chuyên nghiệp và thu hút nhiều sự chú ý, doanh nghiệp bạn nên cân nhắc sử dụng diễn viên chuyên nghiệp, hoặc người nổi tiếng có diễn xuất tốt tham gia đóng quảng cáo.

>> Emotional Branding – Cách Xây Dựng Thương Hiệu Cảm Xúc

3. Sử dụng CTA (lời kêu gọi hành động) trong spot quảng cáo

Với kinh phí và nguồn lực có hạn, có lẽ hẳn bạn chưa thể xây dựng một clip quảng cáo TVC thuần mục đích về tăng nhận diện thương hiệu, mà nó đồng thời phải giúp doanh nghiệp có khả năng gia tăng doanh thu nữa. Chính vì vậy, bạn phải có chiến lược cho riêng mình. Chiến lược ấy chính là sử dụng những CTA – lời kêu gọi hành động một cách hiệu quả.

su dung cta trong quang cao tvc

CTA ở đây có thể là lời kêu gọi khách hàng ngay lập tức gọi tới số điện thoại A B C để sử dụng dịch vụ hoặc nghe tư vấn từ tổng đài viên chăm sóc để tìm hiểu thêm thông tin. Hoặc CTA cũng có thể là kêu gọi khách hàng đến siêu thị A B C để rước ngay sản phẩm về nhà vì đang có chương trình khuyến mãi.

Lưu ý, CTA phải ngắn gọn, truyền tải đầy đủ thông điệp nhanh nhất, dễ nhớ nhất để khách hàng có các dữ liệu và đưa ra các hành động tiếp theo như: sử dụng dịch vụ / sản phẩm của doanh nghiệp bạn (số điện thoại, địa chỉ, webstie,…).

CTA là gì? 8 loại nút Call-to-action trên website

4. Tuân thủ thời gian hữu hạn

Nếu doanh nghiệp của bạn đã mua spot 30 giây quảng cáo TVC trên đài truyền hình, thì spot quảng cáo bạn đang quay và dựng phải có thời lượng 30 giây, không có ngoại lệ.

Chính vì thế, tất cả những gì quan trọng nhất, nổi bật nhất của TVC phải được truyền tải đầy đủ và rõ ràng nhất trong quỹ thời lượng hạn hẹp này.
 

Một số TVC nổi tiếng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các nhãn hiệu lớn đã sớm nhận thấy sự quan trọng của quảng cáo trong việc truyền bá thông điệp kinh doanh, mở rộng nhận diện thương hiệu và kích thích hành vi tiêu dùng của khách hàng. Dưới đây là 5 TVC nổi tiếng nhất Việt Nam:

1. Điện Máy Xanh – Bạn muốn mua TV?

Trong cuối những năm 2016, màn hình vô tuyến của hàng triệu người dân Việt Nam đột nhiên xuất hiện hình ảnh người xanh nhảy nhót trên giai điệu vui nhộn với thông điệp được lặp đi lặp lai trong 30 giây quảng cáo: “Bạn muốn mua TV – Đến Điện máy Xanh“.

Ngay lập tức TVC này gây ra tranh luận trái chiều trong công chúng và những người trong nghề. Người thì cho rằng đây là ý tưởng độc – lạ và tung hô. Người thì cho đây là ý tưởng nhố nhăng, một sự thụt lùi trong sáng tạo.

Dù có kẻ khen, người chê, nhưng không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của TVC này tới công chúng Việt Nam. Nó góp phần làm nên thành công cho thương hiệu Điện máy Xanh như ngày nay.

2. Vinamilk – Sữa tươi nguyên chất 100%

Ngày nay, bạn không khó khăn khi bắt gặp các spot quảng cáo Vinamilk có sự tham gia của những chú bò. Vậy nguồn gốc của chuỗi quảng cáo này nằm ở đâu?

Quay ngược trở về thời điểm năm 2006, Vinamilk cho ra mắt TVC với hình ảnh các chú bò vui nhộn cùng nhảy múa, không quên truyền thông điệp: “Sữa tươi Vinamilk nguyên chất 100%”.

Sự đóng góp của TVC này là rất lớn đối với Vinamilk. Nó biến một thương hiệu sữa Việt Nam trở thành một gã khổng lồ, cạnh tranh ngang ngửa về nhận diện thương hiệu với các doanh nghiệp sữa nổi tiếng trên Thế giới.

3. Bia Sài Gòn Special – Có thể bạn không cao…

Ngày nay, đi đến đâu trên khắp nẻo đường Việt Nam, bạn cũng có thể bắt gặp người dân sử dụng bia Sài Gòn cho các cuộc vui. Góp phần vào sự nổi tiếng này chính là từ TVC Sài Gòn Special của hãng trong đầu thập niên 2000.

Thông điệp truyền tải của hãng rất rõ ràng: Có thể bạn không cao, nhưng người khác vẫn phải ngước nhìn. Nó không chỉ thể hiện chất men đặc trưng của sản phẩm không thua kém bất kỳ thương hiệu bia nào, mà còn truyền tải thông điệp tự tôn của người Việt với khắp bạn bè năm châu. Nhỏ nhưng mà có võ!

4. Bitis – Nâng niu bàn chân Việt

Trước Sơn Tùng và Bitis’ Hunter, không ai trong chúng ta lại không nhớ tới biểu tượng Biti’s với những đôi giày có sức bền bỉ qua thời gian. Thương hiệu này ghi dấu được ấn tượng đó trong mắt công chúng tất cả là người spot quảng cáo “Nâng niu bàn chân Việt” tời cách đây gần 20 năm:

Thông điệp Biti’s muốn truyền tải ở đây là: Thương hiệu giày Việt đã và luôn đồng hành, sát cách, và bảo vệ đôi chân của người Việt trên mọi thời kỳ, mọi chặng đường.

5. Coca Cola – Mang Kỳ Diệu Về Nhà

Cuối cùng trong danh sách các quảng cáo nổi tiếng tại Việt Nam là thương hiệu Coca Cola. Tận dung nhận diện màu đỏ đặc trưng và màu sắc rực rỡ của ngày Tết, Coca đã cho ra đời TVC thể hiện tinh thần sum họp đầm ấm của những người con đất Việt từ khắp muôn phương.

Ngày nay, cứ mỗi dịp Tết đến, Coca Cola lại cho ra mắt spot TVC mới, tiếp tục nhấn mạnh giá trị cốt lõi mà hãng vẫn theo đuổi: Gắn kết yêu thương trong mỗi dịp Tết đến xuân về.
 

Tổng kết

Trước sự phát triển như vũ bão của các kênh truyền thông mới, quảng cáo TVC vẫn chứng minh được giá trị của mình. Điều làm nên sự thành công của các spot quảng cáo TVC là: đơn giản, ngắn gọn, xúc tích, truyền tải thông điệp ý nghĩa và thuần Việt.

Dù vậy, TVC cũng không phải không có những thách thức của riêng mình. Sự chuyển dịch từ kênh quảng cáo truyền thống (trên TV, radio) sang các nền tảng kỹ thuật số (YouTube, TikTok, Facebook) đang được các doanh nghiệp xúc tiến trong những năm gần đây. Sáng tạo, nhưng không quên bắt kịp xu hướng mới là điều mà các thương hiệu cần thực hiện, để tận dụng thế mạnh của TVC trong hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu được về TVC – Television Commercial, một phương thức marketing quảng cáo truyền thông. Tìm hiểu thêm các bài viết khác về Marketing tại Blog của Malu.