xu huong logo

Nhìn chung, xu hướng thiết kế logo không dễ để dự đoán. Những kiểu thiết kế cổ điển từng “mất điểm” giờ quay trở lại như một cú hích. Các xu hướng vừa tuần tự thế chân nhau, vừa tự tái xuất trong những diện mạo mới. 

Một nửa chặng đường của năm 2022 đã trôi qua. Hôm nay, Malu sẽ tổng kết lại 11 xu hướng thiết kế logo đang lên ngôi, cũng như phân tích từng loại hình dưới góc nhìn tổng quát nhất. Qua đó, mỗi doanh nghiệp có thể rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng được phong cách logo phù hợp cho mình. 

 

Gradient: 

gradient logo

Thực chất, xu hướng gradient đã duy trì được vài năm và sẽ không sớm thoái trào. Nhất là trong kỷ nguyên số lấn lướt như hiện nay. Những thiết kế từ background website đến logo (tất nhiên) đều có thể áp dụng tốt gradient. 

Gradient là hiệu ứng được tạo ra khi màu sắc dần phai vào nhau. Gradient đi từ cả dải màu đơn sắc đến đa sắc. Cho dù sử dụng phương pháp gradient nào, sự mạch lạc và trôi chảy vẫn là yếu tố cốt lõi của một sản phẩm tốt. 

Thêm gradient vào thiết kế logo tạo ra chiều sâu cho ấn phẩm. Nhất là với các thiết kế phẳng. (Mà cũng là một xu hướng trong năm 2022). 

Chìa khóa cho một logo tốt là chúng phải có thẩm mỹ ở bất kỳ kích cỡ, giao diện nào. Do đó mà gradient đôi khi hơi “khó nhằn”. Nếu quyết định áp dụng phong cách này, hãy cố gắng để dung hòa tốt nhất các yếu tố. 

Ví dụ, chỉ áp màu gradient lên một phần nhỏ của tổng thể thiết kế. Hoặc cân nhắc dùng icon gradient với hình khối tối giản, gọn gàng nhất. 

>>> Đọc thêm Thiết kế Logo Gradient – Ấn tượng, chuyên nghiệp và khác biệt!

Logo 3D

3D logo

Chúng ta đều biết rằng xu hướng hoài cổ Y2K đang làm mưa làm gió. Cùng với đó chính là sự trỗi dậy của logo 3D. Logo 3D từng “vang bóng một thời” khoảng đầu những năm 2000. Thiết kế 3 chiều lúc đó giống như một bước chuyển mình dần vào kỷ nguyên công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, 3D đã thất thế khi thiết kế phẳng lên ngôi. 

3D trở lại trong năm 2022 với những diện mạo mới mẻ hơn. Việc sử dụng các cạnh vát, làm mờ tinh tế, phản chiếu và chuyển màu sẽ giúp logo truyền tải một số ý nghĩa nhất định. Ngoài ra, thiết kế 3D cũng bắt mắt vì nó hút người xem vào một thế giới đa chiều. 

Tương tự như gradient, hãy cân nhắc chỉ dùng 3D làm một bộ phận của thiết kế. Hoặc kết hợp 3D với các họa tiết minimal. 

 

Animation:

animation logo

Có thể nói, các doanh nghiệp lớn nhỏ đang đua nhau đi theo xu hướng animation để tạo ra phiên bản sinh động hơn cho logo của mình. Vì sao hoạt họa lại được ưu ái như vậy? Animation là công cụ kể chuyện hữu hiệu cho doanh nghiệp. Nó tạo ra cơ hội để các thiết kế tĩnh trở nên độc, lạ hơn. Ngoài ra, animation cũng làm nên sự nguyên bản, dấu ấn mà mỗi thương hiệu cần có để khác biệt so với đối thủ. 

 

>> Đọc thêm:

Logo Chuyển Động (animation) Xu Hướng Của Các Thương Hiệu Thời Đại, Cá Tính

Brand Story Là Gì? Các Bước Kể Câu Chuyện Thương Hiệu Hấp Dẫn

Tất nhiên. không phải lĩnh vực, ngành nghề nào cũng phù hợp với phong cách này. Tùy thuộc nhu cầu của thương hiệu, việc áp dụng yếu tố 3D sẽ khác nhau. Ví dụ, nếu hầu hết hoạt động quảng bá của doanh nghiệp là trên online, logo 3D khi pop up sẽ thể hiện tốt Brand Personality hơn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp tập trung vào Branding trên các sản phẩm in thì họa tiết 3D có thể gây mất tập trung. 

 

Cảm giác hoài cổ:

logo hoai co

Từ thời trang tới thiết kế web, làn sóng retro dường như đang lấn át các phong cách hiện đại. Hoài cổ đến từ màu nền neon của những năm 80. Hay những họa tiết Grunge – di sản một thời của thập niên 90. 

Điều nổi trội mà thế hệ Z đã thể hiện đó là dấu ấn cá nhân khiến những thứ tưởng lỗi thời như sống lại. Tức là, mang hoài cổ vào trong thiết kế logo sẽ hiệu quả hơn khi nó thống nhất với các thông điệp thương hiệu. 

Biến tấu các yếu tố tân thời và truyền thống trong logo cũng là một cách hay để dung hòa ấn phẩm. Hãy thử xem xét sử dụng font serif cổ điển với logo dạng Avant-Garde trendy.

>>> Đọc thêm Vintage Logo: Tại sao “Old School” lại là “New Cool”

 

Dải màu đơn sắc (Monochrome)

Monochrome logo

Màu đơn sắc luôn “đắt hàng” trong cả các mẫu phục trang thiết kế riêng đến streetwear phổ thông. Đơn giản, đa năng là những gì màu đơn sắc mang lại. Cũng bởi vậy mà monochrome dự đoán vẫn sẽ chiếm sóng trong xu hướng thiết kế logo năm 2022. 

Như cái tên, màu đơn sắc tức là chỉ dùng một màu duy nhất. Nghe thì tưởng nhàm chán, đơn điệu, nhưng sự thật thì ngược lại. Bằng việc phối hợp giữa điều chỉnh đậm nhạt của một màu nhất định, thiết kế sẽ trở nên có chiều sâu hơn nhiều. 

Màu của logo rất quan trọng. Logo đơn sắc có một “sức nặng” riêng mà hiếm kiểu logo nào thể hiện được. Xu hướng màu sắc năm 2022 sẽ là tone sáng, ấm và cảm giác mộc mạc. Tuy nhiên, không phải cứ chạy theo trend đã là tốt. Cho dù chọn phối màu gì, quan trọng là nó phải tôn lên cá tính và Brand Identity của thương hiệu. 

>>> Đọc thêm Logo chữ lồng (Monogram) Tối ưu hóa thông điệp thương hiệu

 

Chi tiết vẽ tay:

logo viet tay

Giống như chữ ký, logo vẽ tay là một thứ có 1-0-2. Đó là mảnh đất màu mỡ cho sự sáng tạo và tự do. Đồng thời, nó giúp nói lên chính xác nhất tính cách của thương hiệu. Các element được vẽ tay để lại dấu ấn cá nhân và khiến người xem đồng cảm dễ hơn. 

Năm 2022, cái đẹp đến từ sự không hoàn hảo được thượng tôn. Cũng bởi vậy mà họa tiết vẽ tay lại càng phổ biến hơn. Một mặt, vẽ tay mang cảm giác mộc mạc, chân thật, thuần túy. Mặt khác, sự tinh xảo của nó giúp nâng tầm logo một cách không ngờ.

Chữ viết, hình dạng tự do biến tấu qua vẽ tay có thể dùng trong bất kỳ loại logo nào. Giới hạn chính là là bầu trời. Trong năm 2022, các thương hiệu sẽ chạy đua nhau để thăng hoa trong sự sáng tạo như thế nào? Thật đáng để mong chờ. 

>>> Đọc thêm Logo vẽ tay (hand-drawn) Phong cách thiết kế thuần tuý

Sử dụng nhiều layers:

layer logo

Layering là kỹ thuật thị giác giúp tăng đêm độ dày và chiều sâu cho thiết kế. Rõ ràng là layer sẽ giúp phần chính của logo “nổi” lên – theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. 

Năm 2022, layer nên tôn lên logo thay vì khiến nó trở nên lộn xộn. Chẳng có nghĩa lý gì khi ném tất cả element vào với nhau mà không tính toán dụng ý cụ thể. 

Layer mang đến sự linh hoạt trong kết hợp hình khối và các element trong thiết kế. Muốn dùng layer hiệu quả, hay cân nhắc việc mỗi thành tố sẽ như thế nào khi đứng độc lập, hoặc khi tạo thành một khối. 

 

Typography chủ đạo:

typpography logo

Typography sẽ luôn thời thượng. Năm 2022, hàng loạt các xu hướng Typography nổi lên. Từ các font serif với độ tương phản cao đến font script thời thường. Chúng xuất hiện ở khắp mọi ấn phẩm branding và tất nhiên, cả logo. 

Letterform hay logo Wordmark được thiết kế hoàn toàn từ kiểu chữ là một chọn lựa thông minh cho bất cứ lĩnh vực nào. Kiểu chữ sẽ góp phần kể câu chuyện thương hiệu. Do đó, hãy cân nhắc kỹ để chọn ra được một font chữ không chỉ mang tính đại diện mà còn phát triển cùng thương hiệu theo thời gian. 

>>> Đọc thêm Logo Wordmark (Logo Chữ) Dấu ấn riêng cho thương hiệu

 

Mỗi bộ phận của Visual Brand Identity cần có sự đồng nhất và nói lên cũng một thông điệp. Đôi khi, một logo dạng chữ đơn giản có thể khiến quy trình dễ dàng hơn. 

 

Trắng – Đen kinh điển:

logo trang den

Sự tối giản mà nhiều người đánh giá là đơn điệu này, đừng vội bỏ qua nó. Sức mạnh của logo đen trắng là không thể coi thường được. Đơn giản vì “classic” nghĩa là không bao giờ lỗi thời. 

Không gian âm là kỹ thuật đặc thù khi thiết kế logo đen trắng. Nó giúp tạo ra sự tương phản. Hoặc trực quan hóa các thông điệp ẩn dụ khó diễn giải. Nhấn nhá bằng các đường thẳng và chấm cũng góp phần xây dựng những “ảo ảnh” thị giác cuốn hút. 

Sự đơn giản chính là vua, khi được xử lý với dụng ý từ trước. Logo đen trắng nằm trong số các logo cần sự cân nhắc và chính xác tuyệt đối nhất. Vì không dùng bất kỳ màu sắc nào khác, bản thân logo phải cực kỳ có tính gợi. Biết tận dụng spacing (giãn cách) và typography có thể là chìa khóa truyền tải thông điệp tốt hơn. 

>>> Đọc thêm Tại Sao Bạn Nên Thử Thiết Kế Logo Đen Trắng

Kết luận

Mong rằng bài viết vừa rồi đã mang đến cho các bạn nhiều thông tin bổ ích. Đừng quên theo dõi blog của Malu để cập nhật nhiều kiến thức thú vị hơn nhé!