design marketing

Design Marketing là một trong những mảng tiềm năng và quan trọng nhất thuộc phạm trù Thiết kế Đồ họa. Nó có mặt ở khắp mọi lĩnh vực. Trong bài viết này, Malu Design sẽ đi vào làm rõ những ứng dụng và lợi ích mà Design Marketing mang lại. Bên cạnh đó cung cấp một số tips để cải thiện các ấn phẩm Marketing dành riêng cho bạn. 

Marketing là một ngành phức hợp và đa diện. Ở đó, mỗi Marketer, Art Director, Content hay Copywriter, Designer phối hợp với nhau. Nội dung và ý tưởng có tuyệt vời đến đâu cũng không hiệu quả nếu chúng không được trang bị một “diện mạo” đủ đẹp mắt. 

 

Tổng quan về Design Marketing

Hiểu đơn giản, Design Marketing là quá trình sáng tạo hình ảnh cho mục đích quảng cáo, branding và các hoạt động truyền thông khác. Mục tiêu là để cải thiện nhận diện thương hiệu, từ đó tăng doanh thu. 

Designer sẽ phối hợp chặt chẽ với Marketer để sản xuất ra các ấn phẩm cần thiết. Nguyên tắc về thiết kế vẫn phải được tuân thủ. Tuy nhiên, các lưu ý về Brand Guidelines cũng rất cần thiết để đảm bảo duy trì được các yếu tố nhận diện thương hiệu

Mục tiêu tối thượng của Design Marketing vẫn là thu hút công chúng. Đồng thời giúp củng cố Brand Identi thông qua thông điệp và hình ảnh xuyên suốt, nhất quán. 

 

Các lĩnh vực của Design Marketing

Design Marketing được chia thành rất nhiều mảng nhỏ khác. Designer làm việc trải rộng từ doanh nghiệp đến agency ở mọi quy mô và ngành nghề. 

Dưới đây là một số mảng tiêu biểu nhất mà Thiết kế đồ họa đóng vai trò cực kỳ cần thiết:

 

Branding Design: 

branding design

Branding Design, tuy có tính chất chuyên môn rất cao cũng có thể xếp vào hạng mục của Design Marketing. Branding Design tập trung vào sáng tạo concept. Mục tiêu là phát triển Visual Identity của một doanh nghiệp/sản phẩm/dịch vụ nhất định. 

Designer trong mảng này cần phải research về sứ mệnh, giá trị cốt lõi, câu chuyện của thương hiệu rất kỹ lưỡng. Ngoài ra, họ cũng phải chú ý tới các xu hướng thiết kế mới và nghiên cứu hoạt động của đối thủ. Sau bước này, designer bắt đầu phác thảo logo, xây dựng concept. Cuối cùng là hoàn chỉnh hệ thống Visual Identity cho thương hiệu. 

Các nhiệm vụ cơ bản của Branding Identity gồm có: Logo, Brand Mark, Màu sắc, Typography, Hình ảnh, Biểu tượng, … 

Vai trò của Branding Design là không thể nào đong đếm được. Bởi đây chính là nền tảng cho bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào. Hoặc bất cứ hoạt động nào có sử dụng đến các công cụ Marketing mà doanh nghiệp sẽ triển khai.

 

Print Advertising:

print design

Nhiều người nhận định, trong kỷ nguyên của công nghệ như hiện nay, Print Marketing bị lép vế so với ở thế kỷ 20. Nhưng sự thật cũng không hẳn là như vậy. Tạp chí, flyer, catalogue, billboard hay túi, sách, vở, … là những sản phẩm ngành in vẫn xuất hiện khắp mọi nơi.

Designer mảng này thường làm việc cho các Marketing Agency, Design Studio và hiếm khi in-house cho doanh nghiệp. Nhiệm vụ khó nhất của Print Advertising có lẽ nằm ở việc căn chuẩn các tỉ lệ, kích thước và lựa chọn màu sắc. Do trên mặt in và kỹ thuật số sẽ luôn có sự khác biệt. Designer cần trang bị cả kiến thức về cả chất liệu và vật liệu trong in ấn. 

 

Digital Marketing:

Digital Marketing là một lĩnh vực khác mà các nhà thiết kế đồ họa đảm nhận một lượng lớn công việc sáng tạo. Một người trung bình chỉ duy trì được sự chú ý trong vòng 8 giây. Trong một biển ngợp thông tin như hiện nay, ấn phẩm truyền thông – quảng cáo cần phải cực kỳ bắt mắt và độc đáo. 

Digital Marketing lại được chẻ nhỏ thành nhiều hạng mục khác nhau mà Malu sẽ chỉ điểm qua một số cái tên quan trọng nhất.

 

Social Media Marketing:

social media

Đây có lẽ là cái tên đầu tiên mọi người nghĩ tới. Social Media đóng một vai trò to lớn trong thị trường chuyển mình theo từng giây như hiện nay. Designer lựa chọn sân chơi này luôn phải đón đầu với các xu hướng và năng động thử nghiệm nhiều hình thức thiết kế đa dạng. 

Sự chú ý của người dùng trên MXH sẽ ngày càng suy giảm. Đồng nghĩa với việc nhiệm vụ của designer sẽ còn khó khăn hơn. Làm thế nào để giữ cho thiết kế luôn hiện đại, trendy và bắt mắt là trăn trở của bất kỳ designer nào. 

Ấn phẩm của Social Media Marketing là hình ảnh trang chủ, ảnh quảng cáo, stories, thumbnails, covers, … Các nội dung này sau đó sẽ được ứng dụng trên đa nền tảng: Facebook, Instagram, LinkedIn, Youtube, … 

 

Digital Display Advertising:

display advertising

Hình thức này đa số mọi người đều biết, và có thể rất ghét. Đó chính là các quảng cáo thường pop-up trên các trang tìm kiếm hoặc ứng dụng. Phần lớn quảng cáo dạng này gây khó chịu bởi chúng lặp lại và kém sáng tạo. 

Designer mảng nảy phải “gom” rất nhiều thông tin vào một ấn phẩm nhưng vẫn phải giữ cho nó thẩm mỹ nhất có thể. Để thông thạo được hạng mục này, kiến thức về tùy chỉnh kích thước, format cho các lĩnh vực khác nhau là bắt buộc. 

 

Email Marketing: 

email marketing 1

 

Mọi dự đoán về việc Email Marketing sẽ sớm “chết” cùng với sự tái định vị của các thương hiệu trên MXH có lẽ đã sai. Bởi Email Marketing vẫn vững vàng cho đến ngày hôm nay. Tất nhiên, kỹ năng copywriting cộng với các khuyến mãi hấp dẫn sẽ là “mồi câu” hoàn hảo cho email của doanh nghiệp. Tuy vậy, khi banner mail không thu hút và truyền tải đúng thông điệp, mọi công sức sẽ đổ bể.

Bởi thế mà thiết kế banner chuyên nghiệp, thẩm mỹ cho email chưa bao giờ là thừa.

 

Web Design:

web design

Nhiều người có thể cho rằng Web Design sẽ thiên về Sales hơn là Marketing. Nhưng với các startup có hạn chế cơ sở vật chất, website chính là tất cả. Nó là một phần trải nghiệm và là nơi khách hàng hiểu thêm về doanh nghiệp. Đặc biệt, đây là platform mà có khả năng thể hiện Brand Identity rõ nhất.

Bởi vậy, Web Design chắc chắn là một bộ phận quan trọng của chiến lược tiếp thị cho thương hiệu. Web Designer sẽ phụ trách phần hình ảnh cho website. Cụ thể: từ trang chủ, testimonials, blogs đến các element nhỏ hơn như nút bấm và background. 

 

Lợi ích của Design Marketing

Thúc đẩy nhận diện và trải nghiệm thương hiệu:

Muốn có được Brand Loyalty, thương hiệu cần kiên trì nhắc nhở khách hàng tiềm năng về sản phẩm và giá trị doanh nghiệp sẽ mang lại. Một logo chỉn chu, giao diện website rõ ràng hay một post quảng cáo ấn tượng đều hỗ trợ cho mục tiêu này. Khi các biểu trưng, ​​màu sắc thương hiệu, biểu tượng và typography riêng cho thương hiệu được gắn thẻ trên các quảng cáo in và kỹ thuật số, mọi người có nhiều khả năng nhớ chúng hơn và thông qua đó, nhớ về doanh nghiệp. 

 

Khơi dậy cảm xúc của công chúng:

Hình ảnh trực quan có thể khơi gợi cảm xúc cho người xem dễ dàng hơn. Cho dù đó là cảm giác vui, suy ngẫm hay buồn đau, khả năng công chúng ghi nhớ thương hiệu sẽ cao hơn khi ta diễn giải bằng lời. 

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người chỉ nghe và nhớ được 10% số thông tin sau khi tiếp nhận 3 ngày. Trong khi đó, hình ảnh được lưu lại đến 65%. Một sản phẩm Design Marketing tốt không chỉ diễn giải mà còn phải củng cố được Brand Identity. Nó sẽ giúp doanh nghiệp được nhận ra trong một biển thương trường khắc nghiệt. 

 

Hỗ trợ hoạt động Sales:

Thiết kế đồ họa đóng một vai trò cốt lõi trong các xu hướng tiếp thị đang nổi, đặc biệt là ở mảng digital. Một kế hoạch Marketing được tối ưu sẽ cho ra lợi nhuận tốt. Muốn được như vậy, chăm chút về phần hình ảnh là không thể bỏ qua. 

Con người đều bị thu hút bởi những gì có thẩm mỹ cao. Một khảo sát từ West Rock Study  nói rằng 63% người tiêu dùng cho ra quyết định mua dựa trên bao bì. Trong thế giới của website và mobile app, 75% người dùng đánh giá độ tin cậy của một doanh nghiệp chỉ dựa trên cách website được thiết kế. 

 

Các bí quyết để Design Marketing có hiệu quả:

Không ngại thử nghiệm:

Đôi khi, quá bảo thủ với những quy tắc và điều tưởng mình đã thành thục sẽ là con dao giết chết sự sáng tạo. Ngay cả những thương hiệu “khủng” cũng phải thường xuyên thử nghiệm với phong cách và concepts khác nhau. Ví dụ như cách Pepsi và Coca-Cola ganh đua nhau. Hoặc case của Burger King và McDonald’s. 

 

Đặt mình vào công chúng:

Sự đồng điệu có sức mạnh rất lớn. Trước đây, công chúng ưa chuộng sự tao nhã, sang trọng, cảm giác “không thể với tới” của các dòng sản phẩm cao cấp: xe hơi, đồ xa xỉ. Nhưng ngày nay, họ có hảo cảm khi biết rằng đội ngũ đằng sau sự hào nhoáng của các thương hiệu đó, suy cho cùng cũng là những người bình thường mà thôi. Công chúng muốn thấy chính bản thân họ thông qua các phương tiện truyền thông. 

Ví dụ: Dự án Dove’s The Self Esteem. Thương hiệu này đã sử dụng người mẫu từ đa độ tuổi, sắc tộc, màu da, vóc dáng để thúc đẩy lòng tự tôn của phái đẹp. 

 

Theo đuổi xu hướng nhưng không đánh mất chất riêng:

Luôn nắm bắt và cập nhật xu hướng là nhiệm vụ không thể bỏ qua của team Marketing. Tuy nhiên, chạy theo xu hướng không đồng nghĩa với việc đánh mất giá trị và hình ảnh vốn có của thương hiệu. Ví dụ, khi các điệu nhảy trên Tiktok trở nên viral, mọi thương hiệu đều muốn giành được một chỗ trong cuộc đua. Nhưng Fibank – một ngân hàng đã chọn hướng đi sai khi để các giao dịch viên nhảy trên các bài nhạc. Bởi những từ khóa gắn liền với hình ảnh một ngân hàng phải là: sự trung thành, sự minh bạch và chuyên nghiệp. Do đó, hơi thở trẻ trung, hiện đại có phần bắt trend này dường như “lạc quẻ” so với Fibank. 

 

Kết:

Design Marketing nhìn chung, bao hàm gần như mọi mặt của một chiến dịch tiếp thị. Bởi vậy, hiểu rõ về nó sẽ là giải pháp giúp thương hiệu đạt được những hiệu quả tối ưu như mong đợi. Với những chia sẻ trên của Malu, hy vọng các bạn đã rút ra được những bài học kinh nghiệm riêng cho mình.

Theo dõi blog của Malu để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!